Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 3. Truyện (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 3. Truyện (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 3. TRUYỆN (PHẦN 1)

Câu 1: Ba lần chính Nam Cao kể việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống nhau trong việc thể hiện tính cách số phận bi kịch của Chí Phèo?

  1. Cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ.
  2. Cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo.
  3. Đều căng thẳng, có kịch tính.
  4. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến.

Câu 2: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

  1. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
  2. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
  3. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
  4. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.

Câu 3: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?

  1. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,...của con người.
  2. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.
  3. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện".
  4. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.

Câu 4: Dòng nào sau đây khái quát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà Thị Nở mang vào cho Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo?

  1. Lần đầu tiên Chí được cho, không phải do cướp giật mà có
  2. Vật biểu trưng cho miền khao khát hạnh phúc của Chí
  3. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu
  4. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội.

Câu 5: Trong truyện cùng tên, Chí Phèo đã đòi Bá Kiến trả lại cho mình thứ gì?

  1. Tuổi thanh xuân đã mất vì những năm ở tù.
  2. Đất mà Bá Kiến đâ cướp.
  3. Tiền làm công khi Chí Phèo ở nhà Bá Kiến.
  4. Cuộc đời lương thiện xưa kia.

Câu 6: Dự cảm về tương lai. Chí Phèo sợ nhất điều gì trong tác phẩm Chí Phèo?

  1. Đói rét
  2. Bệnh tật
  3. Cô độc
  4. Tuổi già.

 

Câu 7: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo?

  1. Chí Phèo – Bá Kiến
  2. Chí Phèo – Thị Nở
  3. Chí Phèo – Năm Thọ
  4. Chí Phèo – Tự Lăng

Câu 8: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?

  1. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
  2. Vì hận đời, hận mình.
  3. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
  4. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.

Câu 9: Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù:

  1. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”
  2. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
  3. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”
  4. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

Câu 10: Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào trong tác phẩm Chữ người tử tù?

  1. Sáng sớm
  2. Chiều tối
  3. Đêm khuya
  4. Chạng vạng

Câu 11: Nhan đề Chí Phèo được tác giả Nam Cao dùng để đặt cho tác phẩm từ lúc nào?

  1. Năm 1951.
  2. Năm 1941.
  3. Năm 1946.
  4. Trước năm 1941.

Câu 12: Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên bắt đầu từ khi nào?

  1. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường.
  2. Từ lúc tỉnh rượu.
  3. Từ lúc lọt lòng.
  4. Từ lúc mới ra tù.

Câu 13: Cách xưng hô của Bá Kiến và Chí Phèo rất khác nhau (Bá Kiến: "Chí Phèo / "anh" - "tôi" / "người ta" / "tôi"; Chí Phèo: "tao"). Sự khác biệt ấy cho thấy điều gì trong quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến?

  1. Một quan hệ đối nghịch gay gắt, căng thẳng, quyết liệt.
  2. Quan hệ giả bị lật tẩy, xổ toẹt; quan hệ thật được xác lập trở lại.
  3. Một sự đổ vỡ không ai và không gì cứu vãn nổi.
  4. Quan hệ cũ đã và đang đổ vỡ, quan hệ mới được thiết lập.

Câu 14: Câu nào sau đây là đặc điểm của ngôn ngữ nói?

  1. Có tính hệ thống, chặt chẽ.
  2. Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ.
  3. Có tính chuẩn mực cao.
  4. Ít khi sử dụng từ ngữ địa phương.

 

Câu 15: Câu nào sau đây không phải là đặc điểm của ngôn ngữ viết?

  1. Sử dụng các ký hiệu chữ viết để thể hiện nội dung.
  2. Có tính liên tục, mạch lạc.
  3. Ít khi sử dụng từ ngữ địa phương.
  4. Có thể lưu truyền lâu dài.

Câu 16: Sự khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thể hiện ở yếu tố nào?

  1. Nội dung truyền đạt.
  2. Hình thức thể hiện.
  3. Mục đích sử dụng.
  4. Mạch lạc

Câu 17: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 18: Đặc điểm của ngôn ngữ viết là gì?

  1. Được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận.
  2. Được thể hiện qua hình vẽ, màu sắc, bố cục.
  3. Được thể hiện qua lời nói, truyền miệng từ người này sang người kia.
  4. Được thể hiện qua biểu đồ.

Câu 19: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

  1. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
  2. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
  3. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
  4. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

Câu 20: Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của yếu tố nào?

  1. Nét mặt
  2. Cử chỉ
  3. Dấu câu
  4. Điệu bộ

Câu 21: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám?

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

Câu 22: Nhận xét nào về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám chưa chính xác?

  1. Có người nói và người nghe.
  2. Người nghe không có mặt.
  3. Được thể hiện bằng âm thanh và ngữ điệu.
  4. Ngôn ngữ tự nhiên, trau chuốt.

Câu 23: Trong nói và viết, cần tránh hiện tượng nào?

  1. Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.
  2. Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói.
  3. Dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đúng lúc, đúng chỗ.
  4. Dùng những yếu tố đặc thù của ngôn ngữ viết khi nói.

Câu 24: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  1. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  2. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  3. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  4. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp.

Câu 25: Có ý kiến cho rằng: So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh nên sai sót gặp phải sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay