Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 7. Tùy bút, tản văn, truyện kí (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 7. Tùy bút, tản văn, truyện kí (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7. TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ (PHẦN 1)

Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về năm sinh năm mất của Vũ Bằng?

  1. Sinh năm 1913 mất năm 1981
  2. Sinh năm 1910 mất năm 1980
  3. Sinh năm 1912 mất năm 1984
  4. Sinh năm 1913 mất năm 1984

Câu 2: Con người Hà Nội vào mùa xuân có đặc điểm gì trong bài Thương nhớ mùa xuân?

  1. Con người trở nên vui vẻ và căng tràn sức sống
  2. Con người trở nên già nua hơn
  3. Những người con gái mặc áo nhung đen, áo len trăm màu sắc. Con người trở nên tươi trẻ hơn
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 3: Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân là thế nào trong bài Thương nhớ mùa xuân?

  1. Hân hoan, căng tràn sự sống buộc phải đứng lên ra ngoài để tận hưởng mùa xuân
  2. Bồi hồi xúc động
  3. Man mác buồn
  4. Vui vẻ, hạnh phúc

Câu 4: Tác giả yêu nhất mùa xuân vào quãng thời gian nào trong bài Thương nhớ mùa xuân?

  1. Khoảng cuối tháng Giêng
  2. Khoảng sau ngày rằm tháng Giêng
  3. Tết thanh minh
  4. Những ngày đầu tháng Giêng

Câu 5: Câu văn “Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Ẩn dụ
  2. Đảo ngữ
  3. So sánh
  4. Lặp cấu trúc

Câu 6: Trong đoạn cuối đoạn trích Thương nhớ mùa xuân phong tục của người Bắc Việt vào mùa xuân thường làm gì?

  1. Treo câu đối
  2. Bói Kiều
  3. Tảo mộ
  4. Đi chùa đầu năm

Câu 7: Địa danh nào ở Hà Nội được tác giả Bằng Việt nhắc đến ở đầu bài trong bài Thương nhớ mùa xuân?

  1. Hồ Gươm, Thủy Tạ
  2. Hồ Gươm
  3. Thủy Tạ
  4. Hồ Tây

 

Câu 8: Trong đoạn nói về con người cảnh vật của tháng Giêng tác giả có nói đến địa danh ngôi chùa nào trong bài Thương nhớ mùa xuân?

  1. Chùa Dâu
  2. Chùa Trầm
  3. Chùa Trấn Quốc
  4. Chùa Thầy

Câu 9: Sư thầy Đàm Thân trước đây ở từng đóng quân ở đoàn bao nhiêu trong văn bản Vào chùa gặp lại?

  1. 557
  2. 558
  3. 559
  4. 555

Câu 10: Người yêu của nhân vật sư thầy Đàm Thân trong văn bản Vào chùa gặp lại là:

  1. Nguyễn Minh Quân
  2. Nguyễn Hồng Quân
  3. Nguyễn Văn Quân
  4. Nguyễn Đức Quân

Câu 11: Vì sao Lương Thị Thân lại có ý định quy y cửa Phật trong văn bản Vào chùa gặp lại?

  1. Vì người yêu đã hi sinh cô không muốn sống tiếp
  2. Vì vết thương chiến tranh để lại khiến cô không còn khả năng làm mẹ làm vợ
  3. Vì cô muốn được tụng kinh, niệm Phật cầu độ vong linh cho những người chiến sĩ đồng đội đã hi sinh của mình được siêu thoát
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 12: Giám định thương tật cho thấy, Lương Thị Thân có mức độ thương tật trong văn bản Vào chùa gặp lại là:

  1. 52%
  2. 62%
  3. 72%
  4. 82%

Câu 13: Ngôi chùa đầu tiên mà Lương Thị Thân tu trong văn bản Vào chùa gặp lại là:

  1. Chùa An Lạc, Kiến Xương
  2. Chùa Đông Các, Kiến Xương
  3. Chùa Đông Trù, Kiến Xương
  4. Chùa Như Lạc, Kiến Xương

Câu 14: Vì sao Chùa Đông Am lại đạt được danh hiệu Chùa bốn gương mẫu trong văn bản Vào chùa gặp lại?

  1. Vì sư thầy không để các tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa
  2. Không lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 15: Tình huống bất ngờ mà sư thầy Đàm Thân kể cho người bạn của mình nghe là gì trong văn bản Vào chùa gặp lại?

  1. Cô bị một người đàn ông lạ mắt quấy quả
  2. Cô gặp lại người yêu cũ năm xưa, tưởng đã hi sinh nhưng đã sống sót trở về
  3. Cô gặp lại người ân nhân đã cứu cô năm xưa ở chiến trường
  4. Cô gặp vong linh của người yêu cũ

Câu 16: Nhân vật Hồng Quân trong văn bản Vào chùa gặp lại đã kể lại chuyện gì?

  1. Đơn vị Quân bị tập kích, bị máy bay địch đánh bom. Quân bị thương tưởng đã không qua khỏi nhưng may mắn được đồng bào cứu chữa
  2. Quân kể chuyện đi tìm Thân nhưng không thành
  3. Quân kể chuyện mình đã lấy vợ và có gia đình hạnh phúc
  4. Quân kể chuyện mình đã bao nhiêu năm đi tìm hài cốt đồng đội ở chiến trường

Câu 17: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  1. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
  2. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
  3. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  4. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 18: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  1. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  2. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  3. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  4. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 19: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  1. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  3. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  4. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 20: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  1. Không
  2. Vừa có vừa không
  3. Vào

Câu 21: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  1. Hiểu biết
  2. Tri thức
  3. Hiểu
  4. Nhìn thấy

Câu 22: Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?

  1. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  2. B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  3. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  4. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.

Câu 23: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Nó...cô giáo mắng vì tội không làm bài tập."

  1. Được
  2. Bị
  3. Đã
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 24: Học lỏm có nghĩa là?

  1. nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
  2. học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.

C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)

  1. tìm tòi, hỏi han để học tập.

Câu 25: Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là

  1. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.
  2. lễ vật để dâng cúng tiên đế.
  3. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.
  4. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay