Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Ý nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG

Tác giả Hoài Thanh đã nêu ra cách nhận diện tinh thần của thơ mới như thế nào?

A. Căn cứ vào cái tiêu biểu
B. Căn cứ vào cái đại thể
C. So sánh với thơ cũ để thấy được sự khác biệt
D. Tập trung tìm kiếm những bài thơ hay

Câu 2: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

A. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.

B. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.

C. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.

D. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp,...

Câu 3: Ý nào sau đây SAI khi đề cập về bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân

B. Cửu Trùng Đài bị đốt

C. Vũ Như Tô đến lúc chết đã nhận ra sai lầm của mình

D. Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích của nhân dân chưa được giải quyết triệt để

Câu 4: Khi chia tay, cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét có gì giống nhau?

A. Cảm thấy càng yêu thương sâu đậm hơn

B. Có linh cảm rằng đây sẽ là lần cuối gặp nhau

C. Linh cảm có người bắt gặp

D. Thời gian ban ngày, không gian đông người

Câu 5: Theo tác giả Mác-tin Lu-thơ Kinh, thời điểm cần thiết để đòi công lí là?

A. Một năm sau
B. Mười năm sau
C. Một tuần sau
D. Ngay bây giờ

Câu 6: Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có đặc điểm gì?

A. Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác, tránh các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục.

B. Từ ngữ được thoải mái viết theo ý thích của người biên soạn.

C. Từ ngữ được quy định theo từng địa phương, không thống nhất.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Nhận xét nào sau đây không phải nói về đặc điểm diễn đạt của đoạn văn trên?

A. Từ ngữ tự nhiên

B. Từ ngữ chọn lọc

C. Từ ngữ có tính khẩu ngữ

D. Dùng hình thức tỉnh lược

Câu 8: Văn bản "Vĩnh biệt Cửu trùng đài" là một hồi trong vở kịch nào?

A. Vũ Như Tô

B. Bắc Sơn

C. Những người ở lại

D. Sống mãi với thủ đô

Câu 9: Tác phẩm “Vũ Như Tô” thuộc loại hình nghệ thuật nào?

A. Tiểu thuyết

B. Kịch

C. Phim truyện

D. Cải lương

Câu 10: Trong bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, lời tựa đề "Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết." thể hiện suy nghĩ gì của tác giả?

A. Nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân.

B. Giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực ngay trong hiện tại.

C. Cả hai bên đều có những lí lẽ riêng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Qua những lời thoại của mình trong đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt của Sếch-xpia, Juliet cảm nhận như thế nào về mối tình của nàng với Romeo?

A. Mối tình này có thể sẽ vấp phải trở ngại là sự thù hận giữa hai dòng họ

B. Nàng đoán rằng Romeo không yêu nàng thật lòng

C. Chỉ cần Romeo đáp lại tình cảm của nàng họ sẽ thành vợ chồng

D. Nàng và Romeo sẽ vượt qua sự thù hận của hai dòng họ

Câu 12: Câu nói: "Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây" của Juliet trong đoạn trích THề nguyền và vĩnh biệt của Sếch-xpia thực chất ẩn chứa điều gì?

A. Nàng lo sợ bị người nhà bắt gặp

B. Nàng từ chối tình yêu của Romeo

C. Nàng chấp nhận tình yêu của Romeo

D. Nàng không thể vượt qua được mối thù hận

Câu 13: Tìm lỗi sai của câu sau “Một người đi trên chiếc Kia Forte quay được cảnh đoàn siêu xe chạy trên đường cao tốc cách đây khoảng một tháng và xuất hiện trên mạng tuần trước”

A. Thiếu bổ ngữ của chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Sai trật tự sắp xếp các thành phần trong câu

D.  Sai liên kết câu

Câu 14: Câu sau sai ở đâu “Dưới ánh sáng của nghị quyết 6 đã giúp ta nhận thấy rõ những sai sót cũ để khắc phục”

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Sai ở cụm từ liên kết

D. Thiếu cả chữ lẫn vị ngữ

Câu 15: Câu sau sai ở đâu “Mark Zuckerberg là người sáng lập ra mạng Facebook đó là trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất thế giới”

A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cụm từ liên kết

D. Chập cấu trúc câu

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay