Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Làm thế nào để xác định các hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong tác phẩm văn học?
A. Cần hiểu rõ các quy tắc ngôn ngữ chuẩn mực của tiếng Việt.
B. So sánh và đối chiếu các cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
C. Cả hai đáp án trên đều không đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Giá trị nội dung của tác phẩm Trái tim Đan - kô?
A. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người.
B. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
C. Cả 2 đúng
D. Cả 2 sai
Câu 3: Tác phẩm Một người Hà Nội được Nguyễn Khải sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ
B. Tác phẩm ra đời khi đất nước đang chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị.
C. Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dân phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ và tay sai vừa kết thúc thắng lợi, đất nước trở về muôn mặt đời thường với những tàn dư của chiến tranh.
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 5: Phong cách sáng tác của Xuân Diệu là gì?
A. Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
B. Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết
C. Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?
A. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
B. Lòng quê rờn rợn vời con nước
C. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7: Câu thơ nào sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả?
A. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
B. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Câu thơ nào cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập?
A. Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc
C. Cột đèn rớm điện
Là chiều Bích Câu
C. Hai đáp án trên đều sai
D. Hai đáp án trên đều đúng
Câu 9: Đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát” trong bài Trái tim Đan kô. Đây là lời kể của ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi”.
B. Người kể chuyện là nhân vật “bà lão”
C. Tác giả
D. Một người trong bộ lạc.
Câu 10: Hai thế giới trong văn bản Trái tim Đan kô là gì?
A. Thế giới thực tại và thế giới trong mơ.
B. Thế giới tưởng tượng và thế giới huyễn hoặc.
C. Thế giới thực tại và thế giới huyền ảo, tưởng tượng.
D. Chỉ có một thế giới trong văn bản.
Câu 11: Văn bản Trái tim Đan kô được trích ra từ tác phẩm nào?
A. Anh hùng Danko
B. Bà lão Izergil
C. Ánh sao xa xôi
D. Khu rừng già
Câu 12: Truyện Một người Hà Nội được kể dưới góc nhìn của ai theo ngôi thứ mấy?
A. Nhân vật tôi ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Một đáp án khác
D. Cả A và B đều đúng
Câu 13: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
A. Điệp ngữ
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 14: Câu thơ nào sau đây chép đúng nguyên bản lời thơ Xuân Diệu?
A. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
B. Rặng liễu đìu hiu khóc chịu tang
C. Rặng liễu đìu hiu tóc chịu tang
D. Tặng liễu đìu hiu xót chịu tang
Câu 15: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi
chiều đi làm về vất vả”
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Cả B và C đều đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................