Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”
A. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
B. Lỗi thiếu vị ngữ
C. Lỗi thiếu chủ ngữ
D. Lỗi thiếu vế câu
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được Nguyễn Du sử dụng nổi bật trong câu:
"Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. Ngôn ngữ trang trọng, nhấn mạnh bằng điệp ngữ và lặp cấu trúc
D. Nhân hóa
Câu 3: Đâu là phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều?
A. Chân thật, gần gũi với cuộc sống đời thường, thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật
B. Lối viết trần thuật hóm hỉnh, sở trường của ông là truyện phong tục và hồi kí
C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết
D. Chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ
Câu 4: Nghĩa sự việc được biểu hiện như thế nào?
A. Thường được biểu hiện nhờ các thành phần phụ của câu.
B. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
C. Thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thương nhớ mùa xuân là?
A. Cảm nhận tinh tế
B. Ngôn ngữ giàu chất thơ
C. Nhiều hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”
A. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp
B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không
C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 7: Đọc đoạn “Danko dẫn họ đi … Trái tim toé ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm” trong bài Trái tim Đan kô. Trong đoạn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Nhiều ngôi.
Câu 8: Nhân vật kể chuyện trong văn bản trong bài Trái tim Đan kô có sự thay đổi ngôi kể nhằm:
A. Tách bạch hai thế giới: thực tại và huyền thoại.
B. Chuyển hoá điều không tưởng thành hiện thực.
C. Thay đổi số phận.
D. Thay đổi định kiến.
Câu 9: Đâu không phải là một hình ảnh trong văn bản Trái tim Đan kô?
A. Danko xé toang lồng ngực
B. Danko lấy trái tim ra soi đường
C. Trái tim cháy sáng như ánh đuốc
D. Nỗi nhớ miên man về vùng đất cũ
Câu 10: Câu nào sau đây là đúng về nhân vật trong văn bản Trái tim Đan kô?
A. Người anh hùng Danko được xây dựng từ trí tưởng tượng.
B. Người dũng sĩ Danko lấy cảm hứng từ một nhân vật trong truyền thuyết Hi Lạp.
C. Thể hiện cho một lớp người hèn kém trong xã hội.
D. Cả A và B.
Câu 11: Chi tiết “ánh lửa trên thảo nguyên trước cơn giông” được nhắc đến để giải thích cho ánh lửa của trái tim Danko nhưng thực tế nó vẫn là gì?
A. Có sự liên hệ mạnh mẽ với tính khoa học, đảm bảo tính thực tế trong truyện.
B. Chi tiết hoang đường, huyền ảo, không có sự gắn kết với những bằng chứng khoa học.
C. Một chi tiết không đạt đến độ tinh tế của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
D. Cả A và C.
Câu 12: Trong truyện Một người Hà Nội, theo cô Hiền thì là người Hà Nội phải ra sao:
A. Đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng
B. Phóng khoáng, cởi mở và hào sảng thể hiện cá tính của mình
C. Sống khép kín, không cần phải quan tâm đến ai
D. Đi đứng mạnh dạn nói năng hào sảng theo suy nghĩ của bản thân không phải kiêng dè ai
Câu 13: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Ấn dụ
Câu 14: Hình ảnh bến đò trong “Đã vắng người sang những bến đò” của bài thơ Đây mùa thu tới gợi nhớ đến câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” của ai trong số những nhà thơ sau đây?
A. Trần Nhân Tông
B. Nguyễn Trãi
C. Nguyễn Du
D. Bà Huyện Thanh Quan
Câu 15: Hình tượng mẹ xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ Sông Đáy?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: ............................................
............................................
............................................