Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1: Thể loại của bài Trái tim Đan - kô là gi?
A. Truyện ngắn
B. Nghị luận
C. Ký
D. Tự sự
Câu 2: Liệt kê thành phần nghĩa của câu?
A. Nghĩa sự việc, nghĩa tình thái
B. Nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa bổ sung
C. Nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai, nghĩa thứ ba, nghĩa thứ tư
D. Nghĩa sự việc, nghĩa cụ thể, nghĩa bao quát, nghĩa chi tiết.
Câu 3: Trong bài Thương nhớ mùa xuân, chi tiết nào thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân?
A. ...nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên...
B. ..làm cho người ta phát điên lên như thế đấy.
C. ...ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà cũng thấy yêu thương nữa.
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4: Trong các câu thơ sau, câu nào không sử dụng phép đối?
A. "Bên thềm hoa rụng, bên sông nước đầy."
B. "Bầu trời xanh ngắt, biển cả mênh mông."
C. "Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông."
D. "Đêm thu gió lọt song đào, Sân lai cách mấy nắng đào chưa phai."
Câu 5: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng?
A. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay.
B. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
C. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
D. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
Câu 6: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu
Câu 7: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại gây ấn tượng mạnh cho người đọc?
A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
B. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
C. Sử dụng đảo ngữ
D. Không đáp án nào đúng
Câu 8: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” có tác dụng gì?
A. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
B. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 9: Đọc đoạn “Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, … chỉ nở ra trong giây lát” trong bài Trái tim Đan kô. Trong đoạn sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Nhiều ngôi.
Câu 10: Không gian trong văn bản Trái tim Đan kô là ở đâu?
A. Thảo nguyên xanh, dòng suối mát lành.
B. Đêm tối ở Izergil.
C. Thế giới vô thưởng vô phạt.
D. Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc.
Câu 11: Đoạn trích Một người Hà Nội của tác giả nào?
A. Nguyễn Khải
B. Nguyễn Bính
C. Thạch Lam
D. Ngô Tất Tố
Câu 12: Nguyễn Khải sinh và mất năm nào?
A. 1930 – 2009
B. 1930 – 2008
C. 1940 – 2008
D. 1940 – 2009
Câu 13: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”.
A. Nói quá
B. Nói giảm nói tránh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hóa
Câu 14: Xuân Diệu là thành viên của nhóm nào?
A. Thơ mới
B. Tự lực văn đoàn
C. Tân thời
D. Một đáp án khác
Câu 15: Hình ảnh mẹ và sông Đáy có liên hệ gì với nhau?
A. Sông Đáy được ví như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con
B. Đều là miền nhớ gắn với tuổi thơ của tác giả
C. Là nơi chứa đựng hoài niệm của tác giả
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 16: ............................................
............................................
............................................