Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 10 Đọc 1: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 Đọc 1: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 1: LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG – TÁC PHẨM KHÔNG BAO GIỜ CŨ DÀNH CHO THIẾU NHI

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi thuộc loại văn bản nào?

  1. Văn bản thông tin.
  2. Văn bản nghị luận.
  3. Văn bản tự sự.
  4. Văn bản miêu tả.

Câu 2: Đối tượng giới thiệu của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

  1. Các tác phẩm lấy cảm hứng từ lịch sử dân tộc của Nguyễn Huy Tưởng.
  2. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  3. Người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 4 phần.
  3. 3 phần.
  4. 5 phần.

Câu 4: Phần 1 văn bản là đoạn nào?

  1. Từ đầu đến …vô cùng thiện chiến.
  2. Từ đầu đến …tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.
  3. Từ đầu đến …xen lẫn cả niềm tự hào.
  4. Từ đầu đến …bồi đắp lòng yêu nước cho các em.

Câu 5: Phần 2 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …những nơi nào còn bóng quân Nguyên.
  2. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …xen lẫn cả niềm tự hào.
  3. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …vô cùng thiện chiến.
  4. Từ Câu chuyện mở đầu… đến …tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.

Câu 6: Phần 3 của văn bản là đoạn nào?

  1. Từ Cuối cùng thời cơ cũng đến… đến hết.
  2. Từ Bằng sức tưởng tượng phong phú… đến hết.
  3. Từ Quốc Toản được Chiêu Văn Vương cử làm tướng tiên phong… đến hết.
  4. Từ Được triều đình công nhận… đến hết.

Câu 7: Nội dung phần 1 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

  1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
  2. Giới thiệu độ đón nhận của công chúng đối với tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  3. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  4. Giải thích nhan đề tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Câu 8: Nội dung phần 2 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

  1. Cảm nhận về người anh hùng Trần Quốc Toản.
  2. Thuật lại quá trình người anh hùng Trần Quốc Toản tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
  3. Giới thiệu những đóng góp của người anh hùng Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
  4. Giới thiệu nội dung tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng với các mốc sự kiện quan trọng gắn với cuộc đời người anh hùng Trần Quốc Toản.

Câu 9: Nội dung phần 3 văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi là gì?

  1. Khẳng định những nét đặc sắc của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng về mặt nội dung và nghệ thuật.
  2. Khuyến khích mọi người tìm đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  3. Ca ngợi phẩm chất người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì?

  1. Hình ảnh chân dung người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
  2. Hình ảnh bìa sách tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
  3. Hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ân”.
  4. Hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  1. Nghị luận.
  2. Thuyết minh.
  3. Miêu tả.
  4. Biểu cảm.

Câu 2: Ở phần 2 của văn bản, các thông tin được trình bày theo cách nào?

  1. Nguyên nhân – kết quả.
  2. Mức độ quan trọng trước sau.
  3. Thời gian.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản là thêu sáu chữ nào?

  1. Dẹp tan giặc báo ơn vua.
  2. Dẹp tan giặc vì nhân dân.
  3. Phá cường địch vì nhân dân.
  4. Phá cường địch, báo hoàng ân.

Câu 4: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời nhằm mục đích gì?

  1. Giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà.
  2. Bồi đắp lòng yêu nước cho các em nhỏ.
  3. Khắc hoạ hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.
  4. A, B đúng.

Câu 5: Người anh hùng Trần Quốc Toản được khắc họa như thế nào trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

  1. Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước.
  2. Vị tướng có kinh nghiệm lãnh đạo và chiến đấu phong phú.
  3. Tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước nhưng hành động lỗ mãng, thiếu suy nghĩ.
  4. Vị tướng trẻ được lòng nhân dân.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được lấy cảm hứng từ sự kiện nào?

  1. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba.
  3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
  4. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất.

Câu 2: Nhắc đến Trần Quốc Toản, chúng ta nhớ đến điều gì?

  1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng Phá cường địch báo hoàng ân.
  2. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
  3. Trần Quốc Toản có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Vở kịch nào sau đây là của Nguyễn Huy Tưởng?

  1. Vũ Như Tô.
  2. Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
  3. Tôi và chúng ta.
  4. Đêm trắng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Câu thơ nào sau đây là viết về người anh hùng Trần Quốc Toản?

  1. Đời đời truyền tụng tài thao lược

      Đức Thánh triều Trần, Hưng Đạo vương.

  1. Đức Thánh trời Nam, đệ nhất hùng

      Văn võ toàn tài, trọn hiếu trung.

  1. Phất cao cờ nghĩa đất Lam Sơn

      Trăm khổ nghìn nguy dạ chẳng sờn.

  1. Hoài Văn tuổi trẻ chí cao

      Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.

Câu 2: Hội nghị Bình Than diễn ra vào lúc nào và mục đích là gì?

  1. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ nhất.
  2. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
  3. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
  4. Tháng 10/1285, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.

 

=> Giáo án dạy thêm văn 8 cánh diều bài: Văn bản 1 - "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay