Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 - Văn bản 3: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 - Văn bản 3: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

VĂN BẢN 3: ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”?

  1. Aziz Nesin
  2. Moliere
  3. Fundy
  4. Cervantes

Câu 2: Văn bản “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” thuộc thể loại gì?

  1. Hài kịch
  2. Chính kịch
  3. Truyện cười
  4. Truyện trung cổ

Câu 3: Khi ông Jourdain thấy hoa bị may ngược thì phó may đã bào chữa điều đó như thế nào?

  1. Hoa phải may như thế mới tiết kiệm.
  2. Hoa phải may như thế mới là đúng, hợp với phong cách quý phái.
  3. Hoa không phải là điểm quan trọng trên chiếc áo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phó may thể hiện như thế nào với ông Jourdain?

  1. Luôn khiêm tốn, thật thà, thẳng tính, khuyên ngăn người khác làm những điều không đúng.
  2. Luôn thể hiện ra mình là người yếu kém, nghèo khổ để được ông Jourdain thương.
  3. Luôn thể hiện ra là mình là thợ giỏi nhất, không ai bằng, những người thợ phụ cũng đều như vậy cả.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khi nhìn áo của bác phó may, ông Jourdain phát hiện ra điều gì?

  1. Áo của bác phó may được may từ chỗ vải còn thừa lần trước mà ông Jourdain đã đưa cho.
  2. Áo của bác phó may chất lượng hơn của bản thân mình rất nhiều.
  3. Bác phó may đã lừa dối mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Chi tiết nào chứng tỏ ông Jourdain thích được nịnh nọt?

  1. Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này!
  2. “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.
  3. Lại “đức ông” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà!
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Chữ “nói riêng” ở phần cuối cho em biết điều gì?

  1. Ông Jourdain đang nói riêng với một thợ phụ.
  2. Ông Jourdain nói thầm trong đầu, không nói với những người khác.
  3. Ông Jourdain sắp chuẩn bị làm một điều gì đó đặc biệt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đoạn trích kể về chuyện gì?

  1. Ông Jourdain may lễ phục cho một phó may tuy nhiên bị phó may phát hiện ra nhiều điểm sai nên đã bị đánh đòn.
  2. Ông Jourdain mặc lễ phục mà ông đặt từ một phó may. Bộ lễ phục làm sai rất nhiều nhưng ông phó may đã lừa ông Jourdain tưởng rằng như thế mới thật sự là nhất.
  3. Ông Jourdain muốn bước chân vào giới quý tộc nhưng không thành bởi ông mặc phải một bộ lễ phục dởm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Các chỗ in nghiêng được gọi là:

  1. Chỉ dẫn sân khấu
  2. Lời người kể chuyện
  3. Suy nghĩ trong lòng nhân vật chính
  4. Bản chất thực sự của tình huống

Câu 3: Câu nào dưới đây sử dụng cách nói phóng đại?

  1. Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Jourdain đến.
  2. Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
  3. Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài ấy.
  4. Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.

Câu 4: Ở phần đầu văn bản, ông Jourdain bực bội vì điều gì?

  1. Ông phó may đến muộn.
  2. Đôi bít tất quá chật.
  3. Đôi giày phó may đóng làm đau chân.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Điều gây cười trong văn bản nằm ở đâu?

  1. Những câu nói thiếu hiểu biết và sự lừa lọc của phó may và thợ phụ.
  2. Khi ông Jourdain đội mũ.
  3. Khi ông Jordain nói chuyện cho vợ mình và bị đánh cho một trận.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Ông phó may đã lợi dụng dụng điểm gì để lừa gạt ông Jourdain?

  1. Ông Jourdain quá hào hiệp trượng nghĩa.
  2. Ông Jourdain kém hiểu biết nhưng lại muốn làm người quý phái.
  3. Ông Jourdain thích nịnh nọt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Xung đột trong hài kịch thường là sự mâu thuẫn giữa cái xấu với cái tốt đẹp. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Mẫu thuẫn giữa hiện thực tốt đẹp và bản chất giả dối.
  2. Mẫu thuẫn giữa cái tinh khôn của phó máy với cái ngu xuẩn của ông Jourdain.
  3. Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp cao sang của giới quý tộc với những trò lố bịch của ông Jourdain.
  4. Không có loại mâu thuẫn này.

Câu 2: Xung đột trong hài kịch đôi khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Mâu thuẫn giữa việc nịnh hót của đám thợ phụ và sự lừa lọc của gã phó may.
  2. Mâu thuẫn giữa bản chất xấu xa của con người với những điều tầm thường.
  3. Mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Jourdain và mưu mô lừa lọc của gá phó may.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm nên thường trở nên lố bịch, hài hước. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Ông Jourdain rất kém hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái, thích làm sang, bắt chước giới quý tộc.
  2. Ông phó máy rất hiểu biết nhưng lại đi lừa người khác, không làm giàu chân chính.
  3. Đám thợ phụ chỉ biết nịnh hót và nhảy múa chứ không biết làm gì.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Hành động trong hài kịch gắn với mâu thuẫn và tính cách nhân vật nên thường tương phản với nhau. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?

  1. Ông phó may rất biết cách kiềm chế bản thân với những câu nói ngu ngốc của ông Jourdain.
  2. Ông Jourdain là người rất kém hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái, thích làm sang.
  3. Ông Jourdain chỉ vì thích được gọi là “cụ lớn”, “đức ông” mà đã mất rất nhiều tiền thưởng cho những người thợ may lợi dụng ông.
  4. Cả B và C.

Câu 5: Ông Jourdain sau khi được gọi là “cụ lớn” đã nói: “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

Điều này thể hiện đặc điểm nào của hài kịch?

  1. Lời thoại là phương tiện biểu đạt quan trọng của kịch, do gắn với nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách nên lời thoại thường là ngôn ngữ hài hước, gây cười.
  2. Lời thoại chỉ có mục đích duy nhất là làm cho vở kịch trở nên hài hước.
  3. Sự ngu ngốc là thứ bao trùm toàn bộ một vở hài kịch.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Qua đoạn trích, em thấy ông Jourdain là người như thế nào?

  1. Là một người ham hư danh, thèm khát những điều không thuộc về mình, thể hiện qua việc ông muốn có một bộ lễ phục để trông ra dáng quý phái
  2. Là một người ngu muôi, thể hiện qua việc ông dễ bị lừa.
  3. Là một người có niềm tin vào cuộc sống, không vì thân phận thấp hèn mà không nỗ lực.
  4. Cả A và B.

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Đọc 3: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay