Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8 TH tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾTTHỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU KHẲNG ĐỊNH VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu khẳng định là câu như thế nào?
- Là câu dùng để phản bác một ý kiến, nhận định.
- Là câu nêu ra thắc mắc cần nhờ giải đáp.
- Là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định.
- Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc nào đó.
Câu 2: Câu phủ định là câu như thế nào?
- Là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc nào đó.
- Là câu dùng để bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó.
- A, B đúng.
- Là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định.
Câu 3: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định?
- Chẳng, chưa, không, chả.
- À, ơi, nhé, nhỉ.
- Gì, sao, nào, đâu.
- Đừng, hãy, chớ, nên.
Câu 4: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 5: Đoạn thơ sau sử dụng từ phủ định nào?
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
- Đâu.
- Chút.
- Lặng lẽ.
- Không.
Câu 6: Dấu hiệu nhận biết câu phủ định là gì?
- Câu có chứa những từ ngữ cảm thán.
- Câu sử dụng dấu chấm than để kết thúc câu.
- Câu có chứa những từ ngữ phủ định.
- Câu có ngữ điệu phủ định.
Câu 7: Câu nào sau đây là câu phủ định?
- Không, chúng con không đói nữa đâu.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.
- Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
Câu 8: Nếu thay từ phủ định không bằng từ phủ định chưa trong câu Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp thì ý nghĩa câu thay đổi như thế nào?
- Ý nghĩa câu thay đổi từ diễn tả việc “Choắt vẫn có thể gượng dậy được” thành “Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết”.
- Ý nghĩa câu thay đổi từ diễn tả việc “Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết” thành “Choắt vẫn có thể gượng dậy được”.
- Ý nghĩa câu thay đổi từ diễn tả việc “Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết” thành “Choắt không sao cả, Choắt vẫn khỏe mạnh bình thường”.
- Ý nghĩa câu không thay đổi.
Câu 9: Tìm từ ngữ phủ định trong câu Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.
- Biết.
- Gì.
- Đâu.
- Đâu có.
Câu 10: Câu sau sử dụng từ phủ định nào?
Không, em không hề làm vỡ lọ hoa đó.
- Không hề.
- Không.
- A, B đúng.
- Vỡ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không phải câu phủ định?
- Tôi không muốn tham gia vào hoạt động tập thể.
- Chú chó ấy chẳng những đáng yêu mà còn thông minh nữa.
- Loài hoa này không có mùi hương.
- Câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì.
Câu 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của những từ phủ định trong câu thơ dưới đây.
Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê.
(Mưa xuân, Nguyễn Bính)
- Lời trách cứ giận dỗi của cô gái với người mình yêu.
- Thể hiện sự cô đơn của cô gái.
- A, B đúng.
- Thể hiện nỗi lòng buồn bã khi phải chia xa với người yêu.
Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của những từ phủ định trong câu thơ dưới đây.
Sao đặc trời cao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chia miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.
(Đêm sao sáng, Nguyễn Bính)
- Khẳng định nỗi nhớ tha thiết, cháy bỏng của chàng trai dành cho cô gái mình yêu.
- Khẳng định nỗi nhớ tha thiết, cháy bỏng của cô gái dành cho chàng trai mình yêu.
- Khẳng định sự nuối tiếc, xót xa của chàng trai khi không đến được với cô gái mình yêu.
- Khẳng định sự nuối tiếc, xót xa của cô gái khi không đến được với chàng trai mình yêu.
Câu 4: Phân tích giá trị nghệ thuật của những từ phủ định trong câu thơ dưới đây.
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen.
(Chân quê, Nguyễn Bính)
- Thể hiện sự trách móc, ngỡ ngàng của cô gái trước sự thay đổi của chàng trai.
- Thể hiện tình cảm mãnh liệt, sâu sắc của cô gái đối với chàng trai.
- Thể hiện tình cảm mãnh liệt, sâu sắc của chàng trai đối với cô gái.
- Thể hiện sự trách móc, ngỡ ngàng của chàng trai trước sự thay đổi của cô gái.
Câu 5: Phân tích giá trị nghệ thuật của những từ phủ định trong câu thơ dưới đây.
Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
(Mưa xuân, Nguyễn Bính)
- Thể hiện sự trách móc nhẹ nhàng của chàng trai với cô gái.
- Thể hiện sự trách móc nhẹ nhàng của cô gái với chàng trai.
- Thể hiện lời mời gọi nhiệt tình, chân thành của cô gái dành cho chàng trai.
- Thể hiện lời từ chối khéo léo của cô gái với chàng trai.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Từ câu khẳng định sau đây, khi chuyển thành câu phủ định nào thì ý nghĩa không thay đổi?
Trong giờ học, nó rất trật tự.
- Trong giờ học, nó không trật tự.
- Trong giờ học, nó có trật tự đâu.
- Trong giờ học, nó không hề mất trật tự.
- Trong giờ học, nó chẳng trật tự.
Câu 2: Từ câu khẳng định sau đây, khi chuyển thành câu phủ định nào thì ý nghĩa không thay đổi?
Em hiểu anh.
- Em không phải không hiểu anh.
- Em chẳng hiểu anh.
- Em có hiểu anh đâu.
- Em chưa hiểu anh.
Câu 3: Từ câu phủ định sau đây, khi chuyển thành câu khẳng định nào thì ý nghĩa không thay đổi?
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không hề là không có ý nghĩa.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song chẳng phải là không có ý nghĩa.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song chẳng hề là không có ý nghĩa.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đâu là trường hợp đặc biệt của câu khẳng định?
- Chứa từ ngữ phủ định.
- Có nhiều từ ngữ phủ định đi liền nhau.
- A, B đúng.
- Mang hình thức “phủ định của phủ định”.
Câu 2: Đâu là ví dụ cho hình thức “phủ định của phủ định” của câu khẳng định?
- Bác chưa hát vì chưa có người nghe.
- Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng không ăn không từng ăn trong tết Trung thu.
- Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.
- Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới.
=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định