Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 1 - Truyện ngắn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 1 - Truyện ngắn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1. TRUYỆN NGẮN (PHẦN 1)

Câu 1: Có mấy trợ từ trong câu sau:

“Ăn thì ăn những miếng ngon

Làm thì chọn những việc cỏn con mà làm”

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

 

Câu 2: Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

  • A. a, ái, ơ, ô hay, than ôi
  • B. này, ơi, vâng, dạ, ừ
  • C. đích, chính, những, có
  • D. a, ái, ơ, đích, chính

Câu 3: Thán từ có thể tách ra thành một câu đặc biệt, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?

  • A. Trời ơi!
  • B. Ngày mai con chơi với ai?
  • C. Khốn nạn thân con thế này?
  • D. Con ngủ với ai?

Câu 5: Đột nhiên lão bảo tôi:

- Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ! - Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Ví dụ trên không có chứa trợ từ.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Đều
  • B. Chính
  • C. Đang
  • D. Hôm nay

Câu 7: “Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi”.

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Quên
  • B. Cả
  • C. Sau
  • D. Tôi

Câu 8: “Các em đừng khóc. Trưa nay, các em được về nhà cơ mà.”

Đâu là trợ từ trong câu trên?

  • A. Đừng
  • B. Được
  • C. Cơ mà
  • D. Các em

Câu 9: “A, em Liên thảo nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.”

Đâu là thán từ trong câu trên?

  • A. A
  • B. Nhỉ
  • C. Đây
  • D. Em

 

Câu 10: “Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.”

Đâu là thán từ trong câu trên?

  • A. Ừ
  • B. Phải đấy
  • C. Để
  • D. Về.

Câu 11: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, hoàn cảnh của Hiên thế nào?

  • A. Nhà giàu có, hay khinh thường người khác.
  • B. Nhà nghèo khổ, không có áo ấm để mặc.
  • C. Nhà sung túc nhưng không được bố mẹ yêu thương.
  • D. Nhà có điều kiện nhưng hay giả vờ là nghèo khó.

Câu 12: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, Sinh là ai và là người như thế nào?

  • A. Là bạn thân của Sơn và là người tốt bụng.
  • B. Là em ruột của Sơn và có vẻ mặt dễ thương.
  • C. Là em họ của Sơn và có vẻ là người hỗn xược, không thích chị em Sơn.
  • D. Là mẹ của Sơn và là người hiền hậu.

Câu 13: Ai là tác giả của văn bản “Gió lạnh đầu mùa”?

  • A. Thạch Lam
  • B. Thanh Tịnh
  • C. Tố Hữu
  • D. Thế Lữ

Câu 14: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện trữ tình
  • B. Truyện ngắn
  • C. Truyện dài
  • D. Truyện ma

Câu 15: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, mối liên hệ giữa nhan đề và bối cảnh của truyện là gì?

  • A. Nhan đề chính là bối cảnh của truyện.
  • B. Vấn đề được nêu ra ở nhan đề gây ra bối cảnh của truyện.
  • C. Nhan đề và bối cảnh của truyện có mối tương quan pháp lí.
  • D. Không có gì liên hệ với nhau.

Câu 16: Ở phần 2 của văn bản Tôi đi học, tâm trạng nhân vật “tôi” như thế nào khi được gọi tên?

  • A. Lo lắng
  • B. Giật mình
  • C. Lúng túng
  • D. Háo hứng.

Câu 17: Cốt truyện “Tôi đi học” thuộc dạng nào dưới đây?

  • A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ.
  • B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
  • C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
  • D. Kể lại sự việc có nội dung giàu triết lí.

Câu 18: Ai là tác giả của văn bản “Tôi đi học”?

  • A. Thạch Lam
  • B. Thanh Tịnh
  • C. Nguyễn Khuyến
  • D. Victor Hugo

Câu 19: Thể loại của văn bản “Tôi đi học” là gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện dài
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Truyện thơ

Câu 20: Ở phần 2 của văn bản Tôi đi học, câu nào sau đây mang nhiều tính chất đặc trưng của biện pháp nghệ thuật so sánh?

  • A. Tôi không có cảm tường nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
  • B. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
  • C. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
  • D. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Câu 21: Trong văn bản Người mẹ vườn cau, ai là người kể câu chuyện?

  • A. Nhân vật “tôi”
  • B. Bố của tác giả
  • C. Mẹ của tác giả
  • D. Người mẹ vườn cau

Câu 22: Ai là tác giả của văn bản “Người mẹ vườn cau”?

  • A. Nguyễn Ngọc Tư
  • B. Nguyễn Khoa Điềm
  • C. Thanh Tịnh
  • D. Thạch Lam

Câu 23: Trong văn bản người mẹ vườn cau, hôm nhân vật “tôi” về thăm quê là dịp gì?

  • A. Giỗ một người chú.
  • B. Đại lễ mừng thọ 80 của nội.
  • C. Tết Nguyên Đán
  • D. Tết Trung Thu.

Câu 24: Trong văn bản người mẹ vườn cau, không khí khi có mặt của mọi người ở nhà nội như thế nào?

  • A. Buồn sầu
  • B. Tranh cãi nảy lửa
  • C. Vui tươi
  • D. U ám

Câu 25: Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau thế nào?

  • A. Đơn giản
  • B. Phức tạp
  • C. Phức tạp, nhiều tuyến nhân vật.
  • D. Hư cấu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay