Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 1 - Truyện ngắn (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 1 - Truyện ngắn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1. TRUYỆN NGẮN (PHẦN 2)

Câu 1: Cho các câu sau đây:

a) Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. (Nguyễn Thái Vận)

b) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)

c) Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình lúng túng. (Thanh Tịnh)

d) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao)

Tất cả các câu trên đều chứa trợ từ.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Cho câu sau:

Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ!

(Nam Cao)

Câu trên có mấy trợ từ?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 3: Cho đoạn văn:

“Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.”

Đoạn văn trên có bao nhiêu thán từ?

  • A. Một
  • B. Hai
  • C. Ba
  • D. Bốn

Câu 4: Cho câu văn:

“Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!...”

(Lão Hạc – Nam Cao)

Từ “Này” trong phần trích “Này! Ông giáo ạ!” thuộc từ loại nào dưới đây?

  • A. Thán từ.
  • B. Phó từ.
  • C. Tình thái từ.
  • D. Trợ từ.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? - U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
  • B. Biểu lộ sự ngạc nhiên.
  • C. Biểu lộ sự nghi ngờ.
  • D. Biểu lộ sự chua chát.

Câu 6: “Con Hiên không có áo à?”

Đâu là trợ từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  • A. Không. Tác dụng: Phủ định điều muốn nói.
  • B. À. Tác dụng: Để hỏi.
  • C. À. Tác dụng: Chê bai
  • D. Hiên. Tác dụng: Gọi tên.

Câu 7: “Vâng, bà để mặc em…”

Đâu là thán từ trong câu trên và tác dụng của nó là gì?

  • A. Vâng. Tác dụng: Gọi đáp
  • B. Vâng. Tác dụng: Để xưng danh
  • C. Để. Tác dụng: Cho phép ai thực hiện hành động.
  • D. Để mặc. Tác dụng: Thể hiện cảm xúc đau buồn.

Câu 8: “Trước sân trường làng Mỹ Lý dày đặc cả người.”

Từ “cả” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó có tác dụng nhấn mạnh tính chất dày đặc.
  • B. Có. Vì nó quy định tiêu chuẩn của từ miêu tả.
  • C. Không. Vì đây là phụ từ.

Câu 9: “Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp”.

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó bổ sung ý nghĩa cho trạng thái của “các cậu”.
  • B. Có. Vì nó nhấn mạnh vào thời gian “lúc này”.
  • C. Không. Vì đây là phụ từ, biểu thị ý nghĩa chuẩn xác.
  • D. Không. Vì đây chỉ là một phép thế cho câu trước đó.

Câu 10: “Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.”

Từ “chính” trong câu trên có phải là trợ từ không?

  • A. Có. Vì nó nhấn mạnh cho chủ ngữ “nhân vật”.
  • B. Có. Vì nó biểu thị sắc thái trang trọng.
  • C. Không. Vì đây là tính từ.
  • D. Không. Vì nó không được dùng để chỉ trạng thái.

Câu 11: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, vì sao chị em Sơn cho Hiên cái áo lại bị mắng?

  • A. Vì chị em Sơn không biết là mình đã bị lừa.
  • B. Vì chị em Sơn ngu dốt.
  • C. Vì chị em Sơn chưa hỏi ý kiến của mẹ.
  • D. Vì chị em Sơn quá thương người.

Câu 12: Ở phần 1 của văn bản Gió lạnh đầu mùa, chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?

  • A. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất rất khô và trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo
  • B. Con vào buồng lấy thúng áo ra, mẹ mặc cho em, đi.
  • C. Sơn cầm lấy chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm, rồi để mặt vào miệng chén cho hơi bốc lên.
  • D. Người vú già xù xù cái áo bông cánh rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên, vừa xuýt xoa vừa nói: “Rét quá! Múc nước cóng cả tay.”

Câu 13: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, cái áo bông của Duyên có điều gì đặc biệt?

  • A. Chiếc áo đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn.
  • B. Chủ nhân của chiếc áo là đứa em gái bé của Sơn, chết từ năm lên bốn tuổi.
  • C. Mọi người trong nhà đều phải khóc khi nhìn chiếc áo.
  • D. Chiếc áo rách một lỗ rất to.

Câu 14: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, ở đoạn bọn trẻ sán gần lại chị em Sơn, các câu đối thoại lúc này cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?

  • A. Ngưỡng mộ những gì mà chị em Sơn có
  • B. Coi thường chị em Sơn nghèo khổ
  • C. Hàm ý chê bai sự giàu sang của chị em Sơn là không chính đáng
  • D. Ghét bỏ, ghen tị với chị em Sơn gì sự giàu sang của họ.

Câu 15: Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, ở đoạn Sơn đứng đợi chị mình về lấy áo cho Hiên, tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?

  • A. Vì cậu cảm thấy mình đã lừa được Hiên.
  • B. Vì cậu cảm thấy mình đang làm được một việc tốt.
  • C. Vì đó là cảm xúc tự nhiên của cơ thể.
  • D. Vì cậu vui khi thể hiện được sự giàu có của mình.

Câu 16: Cảnh vật trong truyện Tôi đi học được nhớ lại theo trình tự nào?

  • A. Trình tự thời gian, từ lúc bắt đầu đi đến lúc vào lớp.
  • B. Trình tự thời gian, từ lúc đã đi học quay lại lúc chưa đi học.
  • C. Trình tự không gian, từ ngoài lớp vào trong lớp.
  • D. Trình tự không gian, từ trong trường ra ngoài trường.

Câu 17: Đâu là một chi tiết nổi bật của cảnh vật ở phần 1 trong văn bản Tôi đi học?

  • A. Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh
  • B. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
  • C. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
  • D. Làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Câu 18: Hình ảnh so sánh nào sau đây có tác dụng mạnh mẽ trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật của văn bản Tôi đi học?

  • A. Chính lúc này, toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong lớp.
  • B. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.
  • C. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
  • D. Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.

Câu 19: Nhiều người nhận xét truyện ngắn Tôi đi học giàu chất trữ tình. Ý kiến này đúng hay không?

  • A. Đúng, vì nội dung câu chuyện là một sự hồi tưởng, ngôn ngữ trong truyện có nhiều hình ảnh so sánh, từ ngữ miêu tả làm nổi bật tâm trạng của nhân vật.
  • B. Đúng, vì tác giả của truyện này không bao giờ viết văn theo thể loại khác trữ tình cả.
  • C. Không, vì nội dung của truyện chỉ là việc kể về một hoạt động thường nhật là đi học. Ngôn ngữ trong truyện cũng không giàu sắc thái biểu cảm.
  • D. Không, vì tác giả của truyện này không bao giờ viết văn theo thể loại trữ tình cả.

Câu 20: Văn bản này nói họ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc?

  • A. Những liên tưởng sống động về cuộc sống quá khứ.
  • B. Những suy nghĩ về nhân tình thế thái và tình cảm của con cái với những bậc làm cha làm mẹ
  • C. Những kỉ niệm đẹp đẽ xưa cũ và cảm giác khi làm thứ gì lần đầu tiên.
  • D. Những liên tưởng sống động về cuộc sống thực tại.

Câu 21: Ngôi kể trong truyện Người mẹ vườn cau là ngôi thứ mấy và tác dụng là gì?

  • A. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Bộc lộ được cảm xúc cá nhân.
  • B. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Trung hoà các yếu tố mô tả.
  • C. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Cho một cái nhìn khái quát về tổng thể câu chuyện.
  • D. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Tăng cường yếu tố lập luận trong truyện.

Câu 22: Đâu không phải chi tiết cho thấy nội rất yêu quý “tôi” trong truyện Người mẹ vườn cau?

  • A. Bà nội dẫn tôi ra vườn xem vườn cây đầy quả, đầy màu sắc.
  • B. Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kẽo kẹt.
  • C. Bà nội nuôi cho tôi một khát khao cháy bỏng sau này sẽ trở thành một doanh nhân tầm cỡ.
  • D. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được.

Câu 23: Lời thoại của chú Biểu có mục đích gì?

  • A. Chê trách ba “tôi” là vong ơn phụ nghĩa, giàu rồi là quên đi quá khứ đói khổ.
  • B. Tán dương khích lệ những gì ba “tôi” đã làm được.
  • C. Nhắc nhở ba “tôi” phải nhớ về má mình, phải về thăm má.
  • D. Chỉ trích những gì ba “tôi” đã làm.

Câu 24: Tại sao lúc ban đầu “tôi” không nghĩ nội là một anh hùng?

  • A. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, anh hùng phải cầm súng, cầm kiếm oai phong giết kẻ địch.
  • B. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, chỉ cần làm được những việc phi thường thì có thể coi là anh hùng.
  • C. Vì “tôi” chưa bao giờ gặp nội của mình.
  • D. Vì “tôi” chưa bao giờ gặp người hùng.

Câu 25: Cốt truyện của văn bản “Người mẹ vườn cau” có gì đáng chú ý?

  • A. Nhân vật “tôi” viết rất tốt, chạm đến trái tim người đọc mà lại bị phê là viết kém.
  • B. Khiến người ta phải suy nghĩ, cảm thấy sâu lắng: Khi ba của nhân vật “tôi” chuyển lên tỉnh thì không gặp lại mẹ mình nữa, tuy nhiên tình cảm của mẹ đã khiến anh ta phải chạnh lòng.
  • C. Không đi theo logic thông thường, mượn một việc khác để từ đó mới nói vào chuyện chính của mình.
  • D. Đề cập đến một câu chuyện có thật trong quá khứ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay