Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
Đề số 02
Câu 1: Giá trị nội dung của bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya là gì?
A. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của nhà văn.
B. Vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ cảnh khuya.
C. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình hòa hợp, chan hòa với cảm hứng yêu nước.
D. Cả A và C đúng.
Câu 2: Trong câu "Ôi, tôi đã hiểu ra rồi!", từ "ôi" là thành phần gì?
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần gọi đáp.
C. Thành phần phụ chú.
D. Thành phần trạng ngữ.
Câu 3: Câu nào sau đây là câu khiến?
A. Bạn có khỏe không?
B. Hãy giúp tôi một tay!
C. Trời ơi, đẹp quá!
D. Tôi là học sinh lớp 8.
Câu 4: Thành phần biệt lập tình thái thể hiện điều gì?
A. Cảm xúc của người nói
B. Cách nhìn nhận, đánh giá sự việc
C. Nội dung bổ sung thêm thông tin
D. Sự duy trì mạch hội thoại
Câu 5: Yếu tố nào giúp bộ phim Người cha và con gái truyền tải được cảm xúc mạnh mẽ?
A. Âm nhạc và hình ảnh giàu biểu cảm
B. Lời thoại giàu ý nghĩa
C. Tình tiết căng thẳng, hồi hộp
D. Kết thúc có hậu
Đọc đoạn trích phân tích, bình luận về vẻ đẹp của câu thơ đầu tiên trong bài thơ Cảnh khuya và trả lời câu hỏi 6:
Câu 6: Tác dụng của việc sử dụng các bằng chứng để so sánh, liên hệ như vậy là gì?
A. Thấy được mỗi nhà thơ có một phong cách riêng.
B. Thấy được nét đặc sắc trong thơ Hồ Chí Minh.
C. Thấy được sự giống nhau trong việc vận dụng các hình ảnh so sánh trong thơ của các thi sĩ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Tác giả đã lí giải mối quan hệ giữa người và cảnh trong hai câu thơ cuối bài thơ Cảnh khuya là như thế nào?
A. Người và cảnh tác động tương hỗ, đều làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.
B. Bức tranh không gian cảnh khuya làm nổi bật vị trí, tư thế ung dung, chủ động, thoải mái của con người.
C. Sự xuất hiện của con người càng làm nổi bật sự tĩnh mịch, yên lặng của không gian cảnh khuya.
D. Người và cảnh không có mối quan hệ gì với nhau.
Câu 8: Những biểu hiện nào thể hiện cho sự lựa chọn cái chết của lão Hạc?
A. Lão Hạc để cậu Vàng chết trước.
B. Lão Hạc nhờ ông giáo giữ vườn của mình khỏi bị ai tranh chiếm
C. Lão Hạc nhờ ông giáo cầm 30 đồng để cậy bà con lo ma cho lão.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Thông qua truyện Lão Hạc, ta thấy được số phận của những người nông dân trong xã hội cũ là như thế nào?
A. Cực khổ, nghèo túng, bất hạnh, bị đẩy vào con đường cùng cực.
B. Cực khổ, nghèo túng, bất hạnh nhưng được soi sáng bằng lí tưởng cách mạng.
C. Hạnh phúc, ấm no, đầy đủ.
D. Khá giả, hạnh phúc, viên mãn bên gia đình.
Câu 10: Các tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám của Nam Cao đều có đặc điểm chung nào sau đây?
A. Mang chất thơ, chất trữ tình rõ rệt.
B. Không gian trong các tác phẩm đều nhỏ bé, hạn hẹp.
C. Kết thúc có hậu.
D. Kết thúc không có hậu.
Câu 11: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên!
B. Chao ôi, trăng đêm nay đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.
Câu 12: Các thành phần cảm thán trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường.
(Mùa thu tới - Tố Hữu)
A. Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước.
B. Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
C. Sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của đất nước.
D. Khích lệ mọi người ra sức dựng xây đất nước.
Câu 13: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được lấy cảm hứng từ sự kiện nào?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
B. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba.
C. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
D. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất.
Câu 14: Hội nghị Bình Than diễn ra vào lúc nào và mục đích là gì?
A. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ nhất.
B. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
C. Tháng 10/1282, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
D. Tháng 10/1285, nhằm bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
Câu 15: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái là văn bản giới thiệu về cái gì?
A. Giới thiệu một tác phẩm văn học.
B. Giới thiệu một bộ phim.
C. Giới thiệu một cuốn sách.
D. Giới thiệu một bài hát.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................