Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
Đề số 01
Câu 1: Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người như thế nào?
A. Hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng.
B. Bần cùng, tha hóa, mất hết nhân tính.
C. Gian xảo, độc ác, sẵn sàng làm hại người khác.
D. Hèn nhát, nhu nhược, không có ý chí vươn lên.
Câu 2: Hình ảnh "Hoàng tử bé" trong tác phẩm tượng trưng cho điều gì?
A. Sự ngây thơ, trong sáng của tâm hồn trẻ thơ.
B. Khát vọng khám phá thế giới và tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống.
C. Tình yêu thương và trách nhiệm đối với những người xung quanh.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Từ ngữ nào sau đây là từ ngữ toàn dân?
A. Cơm.
B. Bắp.
C. Lúa.
D. Gạo.
Câu 4: Bài thơ "Vịnh khoa thi hương" của Trần Tế Xương có nội dung gì?
A. Phê phán, châm biếm chế độ thi cử lạc hậu, bất công.
B. Ca ngợi những người tài giỏi, đỗ đạt cao.
C. Tả cảnh thi cử đông đúc, náo nhiệt.
D. Thể hiện nỗi niềm lo lắng, hồi hộp của sĩ tử.
Câu 5: Từ nào sau đây là tự tượng hình?
A. Chạy.
B. Nhảy.
C. Lạch bạch.
D. Hát.
Câu 6: Truyện ngắn Lão Hạc sáng tác vào năm nào?
A. 1920.
B. 1943.
C. 1945.
D. 1950.
Câu 7: Những chi tiết sau miêu tả nhân vật lão Hạc vào lúc nào?
- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước.
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
- Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
- Cáu đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
- Lão hu hu khóc.
A. Sau khi cậu Vàng bị bắt đi.
B. Sau khi cậu Vàng chết.
C. Sau khi con trai lão Hạc đi làm xa.
D. Trước khi lão Hạc chết.
Câu 8: Nội dung chính của tác phẩm Lão Hạc là gì?
A. Cuộc sống thiếu thốn, nghèo khổ đến cùng cực của người nông dân.
B. Tình cảm đáng trân trọng của con người với con vật trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn.
C. Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và những phẩm chất quý báu tiềm tàng trong họ.
D. Tình cảm phụ tử thiêng liêng.
Câu 9: Nội dung chương I của Hoàng tử bé là gì?
A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật “tôi” và cậu bé.
B. Cuộc gặp gỡ giữa hoàng tử bé và con cáo ở Trái Đất.
C. Suy nghĩ của nhân vật “tôi” sau nhiều năm khi cậu bé đã trở lại hành tinh của mình.
D. Nhân vật “tôi” nhớ lại kỉ niệm vẽ tranh hồi nhỏ.
Câu 10: Việc hoàng tử bé hiểu được bức tranh hồi nhỏ của nhân vật “tôi” và bức tranh con cừu đựng trong chiếc hộp thể hiện ý nghĩa gì?
A. Suy nghĩ thực tế mới là đúng đắn nhất.
B. Trí tưởng tượng là tài sản vô giá.
C. Con mắt nhìn sự vật của trẻ nhỏ là vô cùng phong phú.
D. B, C đúng.
Câu 11: Vì sao có thể cho rằng những nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của nhân vật “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?
A. Vì đó là những lời nhận xét kì lạ.
B. Vì đó là những lời nhận xét giống với người lớn.
C. Vì đó là những lời nhận xét thể hiện trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 12: Thế nào là từ ngữ địa phương?
A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu.
B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở duy nhất một địa phương.
C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một số địa phương nhất định.
D. Là từ ngữ được ít người biết đến.
Câu 13: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 14: Cho hai đoạn thơ sau:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Hai từ bẹ và bắp có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?
A. Ngô.
B. Khoai.
C. Sắn.
D. Lúa mì.
Câu 15: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?
A. Nữ sĩ thơ Nôm.
B. Hồng Hà nữ sĩ.
C. Bà chúa thơ Nôm.
D. Bạch Vân cư sĩ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................