Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
Đề số 02
Câu 1: Ý nghĩa của cái chết của Lão Hạc là gì?
A. Thể hiện lòng tự trọng và tình yêu thương con
B. Thể hiện sự đau khổ, tuyệt vọng của người nghèo
C. Lên án xã hội bất công
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 2: Ai là người lãnh đạo quân Tây Sơn đánh bại quân Thanh?
A. Nguyễn Huệ
B. Nguyễn Ánh
C. Nguyễn Nhạc
D. Trần Quang Diệu
Câu 3: Vì sao Đôn Ki-hô-tê nghĩ cối xay gió là kẻ thù?
A. Vì ông bị ảo tưởng.
B. Vì ông không thích cối xay gió.
C. Vì ông nghe lời Sancho Panza.
D. Vì ông bị kẻ khác lừa.
Câu 4: Qua hình ảnh Đôn Ki-hô-tê, tác giả muốn phê phán điều gì?
A. Lòng dũng cảm phi thực tế.
B. Sự kém hiểu biết của con người.
C. Những người quá thực dụng.
D. Cách sống không có ước mơ.
Câu 5: Câu nào là câu khẳng định?
A. Tôi thích đọc sách.
B. Tôi không muốn đi học.
C. Đừng làm như thế.
D. Bạn chưa làm bài tập phải không?
Câu 6: Con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?
A. Vì muốn làm giàu.
B. Vì phẫn chí do nghèo không lấy được vợ.
C. Vì không lấy được người mình yêu.
D. Vì thấy cuộc sống hiện tại khổ quá.
Câu 7: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
A. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân.
B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
C. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Văn bản Trong mắt trẻ gồm những chương nào của tác phẩm Hoàng tử bé?
A. Chương I, chương II và chương III.
B. Chương I, chương II và chương cuối.
C. Chương I, chương XII và chương cuối.
D. Chương I, chương XX và chương XXII.
Câu 9: Khi nhân vật “tôi” vẽ lại cho hoàng tử bé bức con trăn bụng đóng, hoàng tử bé đã có cách nhìn như thế nào?
A. Hoàng tử bé nhìn ra đó là bức vẽ một con voi bị trăn nuốt trong bụng.
B. Hoàng tử bé cũng cho rằng đó là cái mũ.
C. Hoàng tử bé rất thích bức vẽ đó.
D. Hoàng tử bé nói rằng đó không phải con cừu mà cậu muốn.
Câu 10: Các từ ngữ trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biệt ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?
A. Người trung niên.
B. Người già.
C. Giáo viên.
D. Học sinh.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất của thơ Hồ Xuân Hương?
A. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa.
B. Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
C. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột, đàn áp trong xã hội phong kiến.
D. Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường mang sắc thái khinh bạc.
Câu 12: Việc tác giả xưng tên mình trong bài thơ có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện cá tính cá nhân mạnh mẽ, là sự thách thức đối với chế độ xã hội phong kiến mục nát, là sự khẳng định về quyền bình đẳng.
B. Thể hiện dấu ấn cá nhân tác giả, là sự tự tin về tài năng của mình.
C. Thể hiện một đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam.
D. Thể hiện cái tôi đầy nữ tính, là lời nói đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và là sự khích lệ, động viên, cổ vũ những người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến.
Câu 13: Thơ của Tú Xương không châm biếm đối tượng nào sau đây?
A. Bọn thực dân phong kiến.
B. Bọn quan lại làm tay sai cho giặc.
C. Bọn quý tộc sống xa hoa, hoang phí.
D. Bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc.
Câu 14: Bài thơ Vịnh khoa thi Hương thể hiện nội dung gì?
A. Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.
B. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, lố lăng.
C. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu.
D. A, B đúng.
Câu 15: Trong đoạn thơ sau, biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng ở từ ngữ nào?
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời
(Quê em, Trần Đăng Khoa)
A. Uy nghiêm, xanh mát.
B. Xanh mát, xa.
C. Uy nghiêm, trắng.
D. Xanh mát, trắng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................