Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Đọc 1: Mắt sói

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Đọc 1: Mắt sói. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

VĂN BẢN 1: MẮT SÓI

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản Mắt sói.

  1. Truyện ngắn.
  2. Tùy bút.
  3. Tản văn.
  4. Tiểu thuyết.

Câu 2: Tiểu thuyết Mắt sói do ai sáng tác?

  1. Đa-ni-en Pen-nắc.
  2. Víc-to Huy-gô.
  3. Ban-dắc.
  4. Michel Thô-mát.

Câu 3: Tiểu thuyết Mắt sói là tác phẩm dành cho lứa tuổi nào?

  1. Thanh niên.
  2. Thiếu nhi.
  3. Người trưởng thành.
  4. Người già.

Câu 4: Tác giả Đa-ni-en Pen-nắc là người nước nào?

  1. Ý.
  2. Pháp.
  3. Anh.
  4. Mỹ.

Câu 5: Mắt sói được cậu bé Phi Châu miêu tả như thế nào?

  1. Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen.
  2. Một con mắt không chớp bao giờ.
  3. Như một ngọn đèn trong đêm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?

  1. Một con sói đực đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình.
  2. Một con sói đực đang ôm bầy con nhỏ của mình trong lòng.
  3. Một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình.
  4. Một con sói cái đang ôm bầy con nhỏ của mình trong lòng.

Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

          Và đến lượt con mắt của cậu bé chuyển động. Như một ánh sáng vụt tắt. Hoặc cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Phải rồi, một đường hầm giống như một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào. Càng vào sâu thì càng mờ mịt.

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Điệp cấu trúc.

Câu 8: Trong mắt cậu bé Phi Châu, kí ức nào đã hiện lên?

  1. Kí ức về chiến tranh châu Phi.
  2. Kí ức về cuộc gặp gỡ với Sói Lam.
  3. Kí ức về người bạn lạc đà một bướu tên là Hàng Xén.
  4. Kí ức về lần giải cứu Ánh Vàng.

Câu 9: Phi Châu đã nói với Vua Dê cách để lũ sư tử không tấn công đàn cừu và dê của ông là gì?

  1. Làm hàng rào kiên cố cho đàn cừu và dê.
  2. Cho sư tử ăn.
  3. Chuyển chuồng cừu và dê đến nơi cách xa sư tử.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Các nhân vật Ánh Vàng, Sói Lam, những con lạc đà, Báo được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. So sánh.
  2. Hoán dụ.
  3. Nói quá.
  4. Nhân hóa.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Chuyện gì đã xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần?

  1. Trở thành người bạn thân của con người.
  2. Bị toán đi săn bắt lại.
  3. Trở nên buồn bã vì khiến anh Sói Lam bị bắt mất.
  4. Không có chuyện gì xảy ra.

Câu 2: Qua hành động cứu Ánh Vàng của Sói Lam, nhận xét về tính cách nhân vật Sói Lam.

  1. Dũng cảm.
  2. Thông minh.
  3. Yêu thương em.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Nội dung chính của phần (2) chương 2 của tiểu thuyết Mắt sói là gì?

  1. Cuộc gặp gỡ của Sói Lam với cậu bé Phi Châu.
  2. Cuộc gặp gỡ của Phi Châu với Hắc Hỏa.
  3. Cảnh Sói Lam cứu Ánh Vàng.
  4. Cuộc trò chuyện giữa Sói Lam và cậu bé Phi Châu.

Câu 4: Tình bạn thân thiết giữa cậu bé Phi Châu và chú lạc đà Hàng Xén thể hiện qua chi tiết nào?

  1. Khi lão Toa lái buôn nhiều lần cố tìm cách bỏ rơi cậu bé thì lạc đà nhất quyết không đi nếu không có cậu.
  2. Phi Châu hỏi tất cả mọi người gặp được để tìm Hàng Xén sau khi lão Toa bán Hàng Xén trong thành phố.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 5: Tại sao Phi Châu có thể nghe được tiếng di chuyển vô cùng nhỏ của Báo?

  1. Vì Phi Châu đến từ Châu Phi Vàng là vùng đất rất yên lặng nên tai cậu bé rất thính.
  2. Vì Phi Châu đã theo dõi Báo từ trước.
  3. Vì Phi Châu tình cờ nhìn thấy Báo.
  4. Vì Phi Châu là bạn của Báo.

Câu 6: Sói Lam cảm nhận như thế nào về đôi mắt của Phi Châu?

  1. Tươi sáng, vui vẻ, tràn đầy sức sống.
  2. Tăm tối, mờ mịt, buồn bã.
  3. Tràn đầy khát khao tự do.
  4. Căm phẫn, tức giận.

Câu 7: Khi đi tìm Hàng Xén, cậu bé Phi Châu có tâm trạng gì?

  1. Tức giận vì Hàng Xén thất hứa.
  2. Buồn rầu vì Hàng Xén bị bán đi.
  3. Vui mừng vì có thể được gặp lại Hàng Xén.
  4. Buồn bã, lo lắng, hi vọng có thể tìm thấy Hàng Xén.

Câu 8: Mắt sói có cốt truyện như thế nào?

  1. Cốt truyện đa tuyến với kiểu truyện lồng truyện.
  2. Cốt truyện đơn tuyến với kiểu truyện lồng truyện.
  3. Linh hoạt lúc thì đa tuyến lúc thì đơn tuyến.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Câu chuyện về gia đình Sói Lam và câu chuyện về cuộc đời cậu bé Phi Châu đều được hiện lên qua hình ảnh nào?

  1. Lời kể chuyện.
  2. Hành động được diễn tả lại.
  3. Con mắt.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Nội dung chính của chương 3 của tiểu thuyết Mắt sói là gì?

  1. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú.
  2. Câu chuyện về gia đình Sói Lam hiện lên qua đôi mắt của Sói Lam.
  3. Việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố.
  4. Câu chuyện về cuộc đời cậu bé Phi Châu hiện lên qua đôi mắt của cậu.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chủ đề của tiểu thuyết Mắt sói là gì?

  1. Sự đồng cảm, gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên.
  2. Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả cho cả con người và thế giới tự nhiên.
  3. Bảo vệ thế giới tự nhiên.
  4. Khai thác thế giới tự nhiên.

Câu 2: Qua tiểu thuyết Mắt sói, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

  1. Học cách khai thác thế giới tự nhiên.
  2. Học cách làm bạn với muôn loài.
  3. Cần phải trân trọng, bảo vệ thế giới muôn loài.
  4. Con người và động vật không thể chung sống với nhau.

Câu 3: Cốt truyện đa tuyến của tiểu thuyết Mắt sói được thể hiện như thế nào?

  1. Câu chuyện về cậu bé Phi Châu được lồng trong sự việc Sói Lam nhìn vào con mắt của cậu bé.
  2. Câu chuyện về gia đình Sói Lam được lồng trong câu chuyện về cuộc gặp gỡ của cậu bé Phi Châu với Sói Lam trong vườn thú.
  3. A, B đều sai.
  4. A, B đều đúng.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Con người có trách nhiệm gì với thế giới tự nhiên?

  1. Tàn phá, phá hoại.
  2. Yêu thương, trân trọng, bảo vệ.
  3. Tự do sử dụng và khai thác.
  4. Con người làm chủ thế giới tự nhiên.

Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào sau đây nói về tình bạn?

  1. Qua đồng ghé nón thăm chồng/ Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu.
  2. Trăng khuya trăng rụng xuống cầu/ Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.
  3. Chim lạc bầy thương cây nhớ cội/ Xa bạn xa bè, lặn lội tìm nhau.
  4. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Văn bản 1: Mắt sói (trích)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay