Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH VÀ ĐIỆP VẦN
(15 câu)
I. NHẬN BIẾT (06 CÂU)
Câu 1: Chơi chữ là biện pháp tu từ thể hiện ở việc:
A. Sử dụng từ ngữ bóng bẩy.
B. Khai thác đặc điểm ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của từ ngữ
C. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.
D. Tạo ra câu văn dài và phức tạp.
Câu 2: Đâu không phải là một lối chơi chữ?
A. Dùng từ ngữ đồng âm.
B. Dùng lối nói trại âm.
C. Dùng cách điệp âm.
D. Dùng câu so sánh, nhân hóa.
Câu 3: Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở việc:
A. Lặp lại một từ nhiều lần.
B. Lặp lại một kiểu thanh điệu ở các âm tiết.
C. Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa.
D. Tạo ra câu văn ngắn gọn.
Câu 4: Điệp vần là biện pháp tu từ thể hiện ở việc:
A. Lặp lại một từ nhiều lần.
B. Lặp lại một kiểu thanh điệu ở các âm tiết.
C. Lặp lại một vần ở các âm tiết đứng gần nhau.
D. Sử dụng nhiều từ trái nghĩa.
Câu 5: Có bao nhiêu lối chơi chữ thường gặp?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 6: Câu “Anh Hươu đi chợ Đồng Nai/ Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò” sử dụng lối chơi chữ nào?
A. Dùng từ đồng âm.
B. Dùng lối nói trại.
C. Dùng cách điệp âm.
D. Dùng lối nói lái.
II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)
Câu 1: Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh?
A. Tăng tính tạo hình.
B. Nhấn mạnh cảm xúc.
C. Tăng sức biểu cảm cho văn bản.
D. Tạo nên nhạc tính.
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Khí trời quanh tôi làm bằng tơ
Khí trời quanh tôi làm bằng thơ
(Xuân Diệu, Nhị hồ)
A. Biện pháp tu từ điệp thanh.
B. Biện pháp tu từ chơi chữ.
C. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
D. Biện pháp tu từ so sánh.
Câu 3: Điền từ phù hợp vào chỗ trống:
Điệp vần là biện pháp tu từ ……… những âm tiết có ……… giống nhau nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.
A. Lặp lại, âm đầu.
B. Lặp lại, âm cuối.
C. Lặp lại, phần vần.
D. Âm đầu, phần vần.
Câu 4: Biện pháp tu từ chơi chữ dùng trong hai dòng thơ trên được dựa trên hiện tượng nào?
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
A. Đồng âm và điệp âm.
B. Nói lái và gần âm.
C. Đồng âm và nói lái.
D. Đồng âm và gần âm.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần