Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ trong bài thơ Tình sông núi nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra sự khó hiểu cho người đọc.
B. Thể hiện sự hoài nghi về đất nước.
C. Thể hiện vai trò dẫn dắt cảm xúc và định hướng suy nghĩ cho người đọc.
D. Tạo ra sự hài hước trong bài thơ.
Câu 2: Qua cách tự bộc lộ mình trong bài thơ Tình sông núi, tác giả thể hiện là người như thế nào?
A. Người không quan tâm đến đất nước.
B. Người rất mực yêu quý vẻ đẹp của đất nước và kính trọng nhân dân.
C. Người chỉ quan tâm đến bản thân.
D. Người bi quan về tương lai đất nước.
Câu 3: Nội dung nào được đề cập trong phần 3 của văn bản Yên Tử, núi thiêng là gì?
A. Giới thiệu khái quát về Yên Tử.
B. Miêu tả hành trình đến Yên Tử.
C. Thuyết minh cụ thể về Yên Tử và các sự kiện, di tích liên quan.
D. Khẳng định yếu tố cốt lõi làm nên núi thiêng Yên Tử.
Câu 4: Phần cuối cùng của văn bản Yên Tử, núi thiêng tập trung vào nội dung gì?
A. Giới thiệu tổng quan về Yên Tử.
B. Mô tả cách đi đến Yên Tử.
C. Liệt kê các di tích lịch sử ở Yên Tử.
D. Khẳng định những yếu tố cốt lõi làm nên núi thiêng Yên Tử.
Câu 5: Theo Hải Dương phong vật chí, Yên Tử được coi là:
A. Phúc địa thứ nhất của Giao Châu.
B. Phúc địa thứ hai của Giao Châu.
C. Phúc địa thứ ba của Giao Châu.
D. Phúc địa thứ tư của Giao Châu.
Câu 6: Thiên nhiên Đông Nam Á và Việt Nam được miêu tả như thế nào trong văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh?
A. Nghèo nàn và đơn điệu.
B. Phong phú và đa dạng hơn bất cứ nơi đâu.
C. Chỉ gắn với đại lục.
D. Có ít loài thực vật.
Câu 7: Thời kỳ hiện đại của văn học Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
A. Cuối thế kỷ XIX.
B. Đầu thế kỷ XX đến nay.
C. Năm 1945.
D. Năm 1975.
Câu 8: Trong giai đoạn 1945 - 1975, văn học miền Bắc Việt Nam thiên về xu hướng nào?
A. Văn học tư sản.
B. Văn học vô sản, xã hội chủ nghĩa.
C. Văn học theo ảnh hưởng Âu Mỹ.
D. Văn học truyền thống.
Câu 9: Yếu tố nào được đề cập là có ảnh hưởng đến sự thay đổi của văn học Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI?
A. Sự phát triển của điện ảnh.
B. Sự xuất hiện của in-tơ-nét, Việt Nam gia nhập WTO (2007).
C. Sự phát triển của báo chí.
D. Sự ra đời của các trường đại học văn khoa.
Câu 10: Ngoài việc sử dụng từ ngữ lịch sự, người phỏng vấn còn phải thể hiện điều gì?
A. Sự hài hước của bản thân.
B. Sự tài giỏi của bản thân về vấn đề được bàn luận.
C. Sự nghiêm túc và mức độ am hiểu về người được phỏng vấn.
D. Sự gay gắt về vấn đề đang trao đổi với người được phỏng vấn.
Câu 11: Việc dẫn chính xác một số tác phẩm của nhà văn trong văn bản Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số thể hiện điều gì?
A. Sự phô trương kiến thức.
B. Sự quan tâm và am hiểu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
C. Sự thách thức nhà văn.
D. Sự ngẫu nhiên.
Câu 12: Những từ ngữ, biểu hiện nào thể hiện phép lịch sự, sự tôn trọng nhà văn của người phỏng vấn?
A. Liệt kê các tác phẩm của nhà văn.
B. Thể hiện sự nghiêm túc, mức dộ am hiểu về người được phỏng vấn.
C. Không nói ngọng hay dùng từ địa phương khi phỏng vấn.
D. Triển khai vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng.
Câu 13: Đâu không phải là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đề cập đến trong văn bản Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số?
A. Bàn có năm chỗ ngồi.
B. Cô gái đến từ hôm qua.
C. Bảy bước tới mùa hè.
D. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.
Câu 14: Sự kiện nào được đề cập là có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
A. Sự xuất hiện của chữ Nôm.
B. Sự phát triển của văn học chữ Hán.
C. Sự bãi bỏ chữ Hán và các kỳ thi Hán học.
D. Sự ra đời của các trường đại học.
Câu 15: Việc so sánh, đối chiếu trong bài thuyết minh có tác dụng gì?
A. Làm rối thêm nội dung.
B. Không cần thiết trong bài thuyết minh.
C. Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng.
D. Chỉ để tăng độ dài của bài viết.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................