Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Theo văn bản Yên Tử, núi thiêng, Yên Tử cao bao nhiêu mét?
A. 1068 m B. 1086 m C. 1168 m D. 1186 m
Câu 2: Dựa vào bố cục văn bản Yên Tử, núi thiêng đã chia, em hãy cho biết, phần nào của văn bản miêu tả một hành trình có thể lựa chọn để đến với danh sơn Yên Tử?
A. Phần 1.
B. Phần 2.
C. Phần 3.
D. Phần 4.
Câu 3: Nội dung nào được đề cập trong phần 3 của văn bản Yên Tử, núi thiêng là gì?
A. Giới thiệu khái quát về Yên Tử.
B. Miêu tả hành trình đến Yên Tử.
C. Thuyết minh cụ thể về Yên Tử và các sự kiện, di tích liên quan.
D. Khẳng định yếu tố cốt lõi làm nên núi thiêng Yên Tử.
Câu 4: Phần cuối cùng của văn bản Yên Tử, núi thiêng tập trung vào nội dung gì?
A. Giới thiệu tổng quan về Yên Tử.
B. Mô tả cách đi đến Yên Tử.
C. Liệt kê các di tích lịch sử ở Yên Tử.
D. Khẳng định những yếu tố cốt lõi làm nên núi thiêng Yên Tử.
Câu 5: Yên Tử gắn liền với tên tuổi của những ai?
A. Chỉ các thiền sư bình thường.
B. Các thiền sư danh tiếng, trong đó có một vị vua anh minh lỗi lạc – Trần Nhân Tông.
C. Chỉ các vị vua.
D. Các nhà khoa học nổi tiếng.
Câu 6: Theo nhà bác học Lê Quý Đôn, cây cỏ miền nhiệt đới có đặc điểm gì?
A. Hương nhạt và sắc ít màu.
B. Hương nồng thắm hơn, sắc nhiều màu hơn cây cỏ xứ lạnh.
C. Không có gì khác biệt so với cây cỏ xứ lạnh.
D. Chỉ có hương thơm hơn.
Câu 7: Đặc điểm nào phân biệt con người với các sinh vật khác?
A. Khả năng thích nghi thụ động.
B. Có tư duy, ý thức và khả năng lựa chọn.
C. Hoàn toàn lệ thuộc vào môi sinh tự nhiên.
D. Không có khả năng biến đổi môi trường.
Câu 8: Theo văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh, thú chơi hoa - cây cảnh cần có đặc điểm gì ở con người?
A. Sự giàu có.
B. Sự thung dung thong dong.
C. Sự cầu kỳ.
D. Sự nghiêm túc.
Câu 9: Trong văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh, mức sống “bát ăn bát để” được liên hệ với tầng lớp nào?
A. Thượng lưu.
B. Trung lưu.
C. Hạ lưu.
D. Nghèo khó.
Câu 10: Truyền thống của Phương Đông, trong đó có Việt Nam, đối với tự nhiên là gì?
A. Khai thác triệt để.
B. Sống hài hòa với tự nhiên.
C. Tách biệt khỏi tự nhiên.
D. Coi tự nhiên là kẻ thù.
Câu 11: Tác giả Trần Mai Ninh sinh ra ở đâu nhưng lớn lên ở đâu?
A. Sinh ra ở Thanh Hóa, lớn lên ở Hà Nội.
B. Sinh ra ở Hà Nội, lớn lên ở Thanh Hóa.
C. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
D. Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thơ Trần Mai Ninh trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Giàu tính cách tân.
B. Nóng bỏng tinh thần chiến đấu.
C. Tràn đầy niềm tin vào cách mạng.
D. Bi quan về tương lai đất nước.
Câu 13: Điều gì tạo nên nhịp điệu rắn rỏi, mạnh mẽ của bài thơ Tình sông núi?
A. Sự đều đặn của vần điệu.
B. Việc sử dụng nhiều tính từ.
C. Nhịp điệu của cảm xúc với những chỗ ngừng, ngắt linh hoạt.
D. Sự lặp lại của các từ ngữ.
Câu 14: Hình thức biến đổi nào liên quan đến vị trí của các từ ngữ trong câu?
A. Thay đổi trật tự của các từ ngữ.
B. Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.
C. Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
D. Thay đổi thì của động từ.
Câu 15: Khi chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ, mục đích chính là gì?
A. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
B. Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc làm nổi bật ý muốn biểu đạt.
C. Thay đổi ý nghĩa của câu.
D. Khiến câu văn trở nên hay hơn.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................