Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Nội dung chính của văn bản Yên Tử, núi thiêng là gì?
A. Chỉ giới thiệu về danh lam thắng cảnh.
B. Chỉ giới thiệu về các di tích lịch sử.
C. Giới thiệu danh lam thắng cảnh và có kết hợp giới thiệu các di tích lịch sử.
D. Phân tích ý nghĩa tâm linh của núi Yên Tử.
Câu 2: Điều gì không phải là lý do chính khiến Yên Tử được coi là "núi thiêng"?
A. Là nơi tu hành của những người mộ đạo.
B. Có cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp.
C. Gắn liền với tên tuổi những thiền sư danh tiếng.
D. Là nơi khai thác khoáng sản quý hiếm.
Câu 3: Ai được coi là ông tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm?
A. An Kỳ Sinh.
B. Phù Vân quốc sư.
C. Trần Thái Tông.
D. Trần Nhân Tông.
Câu 4: Trong văn bản “Văn hóa hoa, cây cảnh”, thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
A. Đơn giản và dễ hiểu.
B. Phong phú, đa dạng và tiềm ẩn nhiều điều kỳ thú.
C. Hoàn toàn không thể hiểu được.
D. Chỉ có thể hiểu được qua khoa học.
Câu 5: Thiên nhiên Đông Nam Á và Việt Nam được miêu tả như thế nào trong văn bản “Văn hóa hoa, cây cảnh”?
A. Nghèo nàn và đơn điệu.
B. Phong phú và đa dạng hơn bất cứ nơi đâu.
C. Chỉ gắn với đại lục.
D. Có ít loài thực vật.
Câu 6: Trong văn bản “Văn hóa hoa, cây cảnh”, con người được miêu tả là gì trong mối quan hệ với tự nhiên?
A. Hoàn toàn độc lập với tự nhiên.
B. Một sản phẩm và thành phần của tự nhiên.
C. Kẻ thù của tự nhiên.
D. Không liên quan gì đến tự nhiên.
Câu 7: Theo thuyết tinh linh, người Việt Nam quan niệm như thế nào về vạn vật?
A. Vạn vật đều vô tri vô giác.
B. Chỉ có con người mới có hồn.
C. Vạn vật đều có hồn.
D. Chỉ có động vật mới có hồn.
Câu 8: Văn hóa hoa - cây cảnh hiện nay được bảo tồn ở đâu?
A. Bên bờ sông Thiên Đức.
B. Tại Hoa Lâm.
C. Ở Vị Khê - Nam Điền.
D. Bên bờ sông Đuống.
Câu 9: Hình dạng nhà ở Kẻ Chợ - Thăng Long, phố Hiến Nam, Vị Xuyên - Vị Hoàng thường như thế nào?
A. Hình vuông.
B. Hình tròn.
C. Hình ống.
D. Hình tam giác.
Câu 10: Nội dung chính của văn bản Văn hóa hoa – cây cảnh là gì?
A. Cung cấp thêm thông tin về văn hóa chơi hoa, cây cảnh mang đậm đà bản sắc người Việt.
B. Cung cấp thêm thông tin về văn hóa chơi hoa, cây cảnh của cha ông ta thời xưa.
C. Giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa hoa cây cảnh của thế hệ trẻ ngày nay.
D. Khích lệ mọi người giữ gìn văn hóa chơi hoa, cây cảnh.
Câu 11: Bài thơ Tình sông núi được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ lục bát.
B. Thể thơ tự do.
C. Thể thơ 5 chữ.
D. Thể thơ 7 chữ.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thơ Trần Mai Ninh trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Giàu tính cách tân.
B. Nóng bỏng tinh thần chiến đấu.
C. Tràn đầy niềm tin vào cách mạng.
D. Bi quan về tương lai đất nước.
Câu 13: Yếu tố nào làm cho bài thơ Tình sông núi căng tràn tính vận động?
A. Sử dụng nhiều danh từ.
B. Sử dụng nhiều động từ.
C. Sử dụng nhiều tính từ.
D. Sử dụng nhiều trạng từ.
Câu 14: Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ trong bài thơ Tình sông núi nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra sự khó hiểu cho người đọc.
B. Thể hiện sự hoài nghi về đất nước.
C. Thể hiện vai trò dẫn dắt cảm xúc và định hướng suy nghĩ cho người đọc.
D. Tạo ra sự hài hước trong bài thơ.
Câu 15: Tại sao nền văn học Việt Nam được coi là “cổ xưa”?
A. Vì nó bắt đầu từ thế kỷ X sau Công nguyên.
B. Vì nó gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt.
C. Vì nó có nguồn gốc từ văn học Trung Hoa.
D. Vì nó xuất hiện trước Công nguyên.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................