Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nhan đề của bài quảng cáo sách cần bao gồm những thông tin nào?
A. Chỉ tên sách.
B. Tên sách và tên tác giả.
C. Tên sách và đặc điểm nổi bật của cuốn sách.
D. Tên sách và giá bán.
Câu 2: Trong bài quảng cáo sách, yếu tố nào không thuộc về phương tiện phi ngôn ngữ?
A. Hình ảnh minh họa.
B. Âm nhạc.
C. Màu sắc.
D. Dòng thông tin miêu tả.
Câu 3: Thông tin nào sau đây không bắt buộc phải có trong bài quảng cáo sách?
A. Nhan đề.
B. Thông tin về tác giả.
C. Thông tin xuất bản.
D. Đánh giá của độc giả.
Câu 4: Đoạn 1 của bài thơ Tình sông núi (từ đầu đến "Diên Khánh xanh um") thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
A. Niềm vui sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
B. Sự phẫn nộ của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
C. Niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
D. Nỗi buồn chán của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
Câu 5: Đoạn 2 của bài thơ Tình sông núi (từ "Tôi lim dim cặp mắt" đến "Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng") thể hiện điều gì?
A. Sự tức giận của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
B. Sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
C. Niềm vui sướng của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
Câu 6: Trong văn bản Văn hóa hoa, cây cảnh, thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
A. Đơn giản và dễ hiểu.
B. Phong phú, đa dạng và tiềm ẩn nhiều điều kỳ thú.
C. Hoàn toàn không thể hiểu được.
D. Chỉ có thể hiểu được qua khoa học.
Câu 7: Trong phần mở đầu văn bản Văn hóa hoa, cây cảnh tác giả so sánh thiên nhiên với điều gì?
A. Một kho tàng tri thức.
B. Một bí ẩn không thể giải đáp.
C. Một người đàn ông mạnh mẽ.
D. Một người đàn bà xinh đẹp, duyên dáng, đằm thắm và sâu sắc.
Câu 8: Ngôn ngữ trong bài quảng cáo sách cần đảm bảo yếu tố nào?
A. Dài dòng, chi tiết.
B. Mạch lạc, súc tích, gây ấn tượng.
C. Học thuật, chuyên sâu.
D. Phức tạp, đa nghĩa.
Câu 9: Mục đích chính của việc sử dụng hình ảnh trong bài quảng cáo sách là gì?
A. Làm đẹp bài quảng cáo.
B. Tăng số lượng nội dung.
C. Thu hút sự chú ý và bổ sung thông tin cho bài quảng cáo.
D. Thay thế hoàn toàn phần văn bản.
Câu 10: Chủ đề chính của cuộc phỏng vấn Nguyễn Nhật Ánh là gì?
A. Sự phát triển của công nghệ số.
B. Ảnh hưởng của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn đối với văn hóa đọc.
C. Sự thay đổi trong phong cách viết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
D. Vai trò của các phương tiện nghe - nhìn trong giáo dục.
Câu 11: Trong văn bản Bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, câu hỏi đầu tiên trong cuộc phỏng vấn nhằm mục đích gì?
A. Tìm hiểu về quá trình sáng tác của nhà văn.
B. Muốn biết quan điểm vủa nhà văn đôi với vấn đề “văn hóa đọc” trong thời đại công nghệ số.
C. So sánh sách và phim chuyển thể.
D. Tư vấn cho bạn đọc trẻ về cách đọc sách.
Câu 12: Theo bài đọc Bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ảnh hưởng của công nghệ số đối với văn hóa đọc thường được đánh giá như thế nào?
A. Tích cực.
B. Trung lập.
C. Tiêu cực.
D. Không có ảnh hưởng đáng kể.
Câu 13: Người phỏng vấn thể hiện sự tôn trọng người được phỏng vấn ngay từ đầu bằng cách nào?
A. Nêu vấn đề cần phỏng vấn trước.
B. Sử dụng từ ngữ “Thưa” và dẫn chính xác một số tác phẩm của nhà văn.
C. Hỏi về sức khỏe của nhà văn.
D. Giới thiệu bản thân.
Câu 14: Bước đầu tiên khi viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh là gì?
A. Miêu tả chi tiết.
B. Xác định rõ đối tượng thuyết minh.
C. Trình bày cảm xúc cá nhân.
D. So sánh với các địa điểm khác.
Câu 15: Khi giới thiệu tổng quan về đối tượng thuyết minh, em cần đề cập đến những yếu tố nào?
A. Chỉ quá trình hình thành.
B. Chỉ cấu trúc và quy mô.
C. Chỉ giá trị của đối tượng.
D. Quá trình hình thành, cấu trúc, quy mô và giá trị của đối tượng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................