Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 01
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào có cách dẫn gián tiếp?
A. Lan nói: "Mình rất thích học Văn."
B. Minh bảo: "Cậu hãy chăm chỉ học hành!"
C. Hương nói rằng cô ấy sẽ đi du lịch vào mùa hè.
D. "Tôi sẽ cố gắng đạt điểm cao," Nam nói.
Câu 2: Vũ Nương bị vu oan bởi ai?
A. Trương Sinh
B. Người mẹ chồng
C. Hàng xóm
D. Đứa con nhỏ
Câu 3: Chi tiết bóng trên tường có ý nghĩa gì trong tác phẩm?
A. Thể hiện sự thông minh của Vũ Nương.
B. Là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.
C. Là bằng chứng chứng minh Vũ Nương vô tội.
D. Là yếu tố kỳ ảo giúp Vũ Nương sống lại.
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu đúng?
A. Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Câu đặc biệt dùng để miêu tả, biểu lộ cảm xúc hoặc gọi đáp.
C. Câu rút gọn là câu lược bỏ một số thành phần câu nhưng vẫn hiểu được ý.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Bi kịch của hai nhân vật chính trong tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” phản ánh điều gì về xã hội đương thời?
A. Xung đột giữa tình yêu và thù hận gia tộc.
B. Quyền lực tuyệt đối của cha mẹ.
C. Sự bất công trong xã hội phong kiến.
D. Sự nổi loạn của giới trẻ.
Câu 6: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
A. Là lời nói của nhân vật.
B. Là ý nghĩ của nhân vật.
C. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
D. Chỉ là một câu văn trần thuật.
Câu 7: Việc trích dẫn tài liệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người đọc?
A. Người đọc có thể tin tưởng hoàn toàn vào tài liệu mình đang tìm hiểu.
B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.
C. Người đọc được cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
D. Người đọc sẽ hiểu tài liệu mình đang đọc hơn.
Câu 8: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm văn học?
A. Thể hiện những đánh giá, nhận xét bao quát, ít bày tỏ quan điểm cá nhân.
B. Thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá và kiến giải của người viết về tác phẩm.
C. Thể hiện góc nhìn phiến diện, mang tính cá nhân về một khía cạnh của tác phẩm.
D. Thể hiện những suy tư, trăn trở của người viết về những thiếu sót của tác phẩm.
Câu 9: Tác giả đã nhận xét như thế nào về con người của Vũ Nương?
A. Chăm chỉ, chịu khó, giỏi làm ăn, buôn bán.
B. Đảm đang, tháo vát, giỏi việc nước, đảm việc nhà.
C. Đầy đủ tài năng, hội tủ đủ “công dung ngôn hạnh”.
D. Đã làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ.
Câu 10: Lớp học của Nguyễn Nhật Ánh trong truyện Thằng quỷ nhỏ có gì khác với những lớp học trong những câu chuyện khác của ông?
A. Chật chội hơn.
B. Là một ngoại lệ với chiếc bàn chỉ có hai người ngồi.
C. Rộng rãi hơn nhiều.
D. Đông học sinh hơn.
Câu 11: Tác giả đã dùng dẫn chứng nào dưới đây để chứng minh cho lí lẽ: “Những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện lên nhưng không ai nhận thấy giá trị đích thực của nó”?
A. Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
B. Mấy chiếc chân ghế lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
C. Mấy chiếc then cài cửa sổ lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
D. Mấy khung ảnh lung lay trong lớp đã được đóng lại nhờ bàn tay khéo léo của Quỳnh.
Câu 12: Cụm từ “chiều chiều” trong câu “Mẹ tôi ru cháu chiều chiều” thể hiện điều gì?
A. Thời gian mà cháu ngủ.
B. Khoảng thời gian bà ru cháu bằng câu Kiều.
C. Khoảng thời gian bà ru cháu và lặp đi lặp lại mỗi ngày đều đặn.
D. Khoảng thời gian đều đặn lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Câu 13: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
A. Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
B. Trời tối đen.
C. Một đêm đông.
D. Những cơn mưa đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
Câu 14: Câu đặc biệt trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Nhấn mạnh thông tin.
C. Xác định thời gian.
D. Gọi đáp.
Câu 15: Đoạn văn nào sau đây chứa câu rút gọn?
A. Đình chiến. Các anh bộ đội đội nón lưới có gắn sao kéo về đầy nhà Út.
B. Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. Rồi hàng chục người.
C. Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.
D. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................