Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

Đề số 01

Câu 1: Từ nào sau đây có yếu tố Hán Việt mang nghĩa "nước"?

A. Sơn hà.

B. Phong vân.

C. Thủy sản.

D. Thiên địa.

Câu 2: Chi tiết nào thể hiện phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương?

A. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, yêu thương chồng con và hiếu thảo với mẹ chồng.

B. Nàng xinh đẹp, giỏi giang.

C. Nàng biết cách lấy lòng Trương Sinh.

D. Nàng giỏi việc buôn bán.

Câu 3: Tình tiết bóng người trên vách trong truyện có ý nghĩa gì?

A. Là bằng chứng ngoại tình của Vũ Nương.

B. Thể hiện sự ngây thơ của bé Đản.

C. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

D. Là một yếu tố kỳ ảo trong truyện.

Câu 4: Vì sao cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và Thúy Kiều được xem là định mệnh?

A. Vì cả hai yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên

B. Vì số phận đã sắp đặt trước

C. Vì gia đình Kiều muốn gả nàng cho Kim Trọng

D. Vì cả hai đều có tài năng xuất sắc

Câu 5: Tại sao chữ Quốc ngữ lại được sử dụng rộng rãi hơn chữ Nôm?

A. Dễ học, dễ viết và dễ phổ biến hơn.

B. Thể hiện được đầy đủ sắc thái của tiếng Việt hơn.

C. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc hơn.

D. Được nhà nước quy định sử dụng.

Câu 6: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

A. Họ từ tên Hải.

B. Vốn người Việt Đông.

C. Đội trời đạp đất.

D. Đội trời đạp đất ở đời.

Câu 7: Từ Hán Việt “giang” có thể mang những nét nghĩa nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Sông lớn, cái cầu nhỏ.

B. Cán cờ, con suối nhỏ.

C. Sông lớn, mang vác, cái cầu nhỏ.

D. Khiêng, mang, vác.

Câu 8: Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?

A. Truyền kì mạn lục

B. Truyện Kiều

C. Chinh phụ ngâm khúc

D. Vũ trung tùy bút

Câu 9: Đâu là yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện “Dế chọi”?

A. Chi tiết con dế của Thành chọi đâu thắng đó.

B. Chi tiết con trai Thành vớt từ giếng lên vẫn còn thoi thóp thở, nhưng thần thái ngây ngốc như người gỗ, ngủ mê mệt.

C. Con dế chọi đấu thắng đó là do hồn con trai Thành đã hóa thân vào con dế chọi đó.

D. Chi tiết bà đồng chỉ điểm nơi có dế cho nhà Thành.

Câu 10: Những chi tiết miêu tả ngoại hình của Mị Nương giúp em hình dung thế nào về nhân vật này?

A. Mị Nương là một người con gái xinh đẹp, đáng yêu.

B. Mị Nương là một người con gái trưởng thành, chín chắn.

C. Mị Nương là một người con gái sắc sảo, bản lĩnh.

D. Mị Nương là một người con gái mạnh mẽ, khỏe khoắn.

Câu 11: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

A. Dùng lối nói trại âm.

B. Dùng lối nói lái.

C. Dùng lối điệp âm.

D. Dùng từ đồng nghĩa.

Câu 12: Xác định những từ chứa thanh trắc trong câu thơ dưới đây:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

A. Dốc, khúc, thẳm, khuỷu.

B. Dốc, lên, thăm, thẳm.

C. Khúc, khuỷu, thăm, thẳm.

D. Lên, dốc, thăm, thẳm.

Câu 13: Theo em, vì sao Đặng Trần Côn chọn đề tài chiến tranh với sự li biệt của lứa đôi để sáng tác Chinh phụ ngâm?

A. Vì đây chính là hoàn cảnh thực của nhà thơ.

B. Vì thời đại của Đặng Trần Côn là thời kì mà chiến tranh các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên.

C. Vì đây là câu chuyện ông mượn từ nguyên tác của văn học Trung Hoa.

D. Vì Đặng Trần Côn vốn yêu thích đề tài chiến tranh.

Câu 14: Câu thơ Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi diễn tả trạng thái nào của nhân vật trữ tình?

A. Tiếc nuối, nghẹn ngào.

B. Xót xa, khổ đau đến rơi nước mắt.

C. Háo hức, mong chờ.

D. Bồn chồn, lo lắng.

Câu 15: Thể thơ song thất lục bát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện thể ngâm khúc?

A. Tạo được dấu ấn riêng.

B. Tạo nên giai điệu du dương khi đọc.

C. Biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc bi thương của thể ngâm khúc.

D. Khắc sâu nỗi buồn, làm nổi bật lên chất giọng của người ngâm khúc.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay