Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Sơn Tinh và Thủy Tinh tượng trưng cho những hiện tượng tự nhiên nào?
A. Sơn Tinh: núi, Thủy Tinh: nước.
B. Sơn Tinh: gió, Thủy Tinh: mưa.
C. Sơn Tinh: lửa, Thủy Tinh: băng.
D. Sơn Tinh: đất, Thủy Tinh: sấm.
Câu 2: Phân biệt nghĩa của từ "đồng âm" và "đồng nghĩa"?
A. Đồng âm: giống nhau về âm, khác nhau về nghĩa. Đồng nghĩa: giống nhau về nghĩa, khác nhau về âm.
B. Đồng âm: giống nhau về nghĩa, khác nhau về âm. Đồng nghĩa: giống nhau về âm, khác nhau về nghĩa.
C. Đồng âm và đồng nghĩa đều giống nhau về âm và nghĩa.
D. Đồng âm và đồng nghĩa đều khác nhau về âm và nghĩa.
Câu 3: Trong câu thơ “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà huyện Thanh Quan), biện pháp tu từ nào được sử dụng?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Điệp thanh.
D. Hoán dụ.
Câu 4: Vì sao Vũ Nương bị Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thủy?
A. Vì nàng không sinh được con trai.
B. Vì nàng có mối quan hệ với người đàn ông khác.
C. Vì Trương Sinh ghen tuông vô cớ do lời nói ngây thơ của con trai.
D. Vì nàng không chăm sóc mẹ chồng chu đáo.
Câu 5:Trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", chi tiết Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường có liên quan đến điển tích nào?
A. Tấm Cám.
B. Đợi chồng hóa đá.
C. Ông Bụt.
D. Thánh Gióng.
Câu 6: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
A. Chín chữ, ba thu.
B. Một ngày dài ghê.
C. Chín chữ cao sâu.
D. Ba thu dọn lại.
Câu 9: Chữ “gia” trong từ nào mang nghĩa là thêm vào?
A. Gia chủ.
B. Gia vị.
C. Gia giáo.
D. Sử gia.
Câu 8: Truyện truyền kì là gì?
A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết
B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo
C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên
Câu 9: Bi kịch lớn nhất của gia đình Thành gặp phải là gì?
A. Thành không tìm được dế, bị ăn đánh một trăm trượng.
B. Con trai bị rơi xuống giếng.
C. Con dế cống nộp cho vua bị chết.
D. Con trai thành bị rơi xuống giếng, suýt mất mạng, khi vớt lên thì ngây ngốc như người gỗ, còn con dế cống nộp cho vua thì đã mất.
Câu 10: Hình ảnh vua Hùng trong hai câu thơ sau cho ta hình dung về nhân vật này?
Hùng Vương nhìn con yêu quá
Chắp tay ngẩng lên giời tạ ân.
A. Gần gũi, đôn hậu, gần với cuộc sống đương đại.
B. Lẫm liệt, oai phong, thể hiện được dáng dấp của một bậc đế vương.
C. Yếu đuối, bao bọc Mị Nương.
D. Lạnh lùng, cương quyết, sát phạt.
Câu 11: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ?
A. Bò lang chạy vào làng Bo.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Trời mưa khiến đường trơn.
D. Nắng chiếu rực rỡ cả một khu rừng.
Câu 12: Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
A. Vần lưng.
B. Vần liền.
C. Vần lưng và vần chân.
D. Vần chân.
Câu 13: Đâu là nhận xét đúng về văn bản Nỗi niềm chinh phụ?
A. Là lời đối thoại giữa người chinh phu và người chinh phụ.
B. Là lời độc thoại nội tâm của người chinh phu trong khoảnh khắc chia lìa.
C. Là lời độc thoại nội tâm của người vợ có chồng tham gia chiến tranh.
D. Là lời đối thoại của tác giả với người đọc về chiến tranh phi nghĩa.
Câu 14: Tiếng mưa được miêu tả như thế nào trong bài thơ Tiếng đàn mưa?
A. Ào ào như thác đổ.
B. Tiếng mưa rơi rả rích.
C. Tiếng mưa rơi tí tách.
D. Gần như không phát ra âm thanh.
Câu 15: Vì sao thể ngâm khúc thường được sáng tác bằng thể song thất lục bát?
A. Vì đây là thể thơ truyền thống của dân tộc.
B. Vì thể thơ này giàu nhạc tính.
C. Vì thể ngâm khúc được quy định phải sáng tác bằng thể song thất lục bát.
D. Vì giai đoạn ngâm khúc ra đời chỉ có thể song thất lục bát.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................