Phiếu trắc nghiệm Sinh học 10 kết nối ôn tập chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 10 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG III. TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO ( PHẦN 1 )
Câu 1:Khi thực hành quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, nên dùng lá thài lài tía vì :
- Tế bào lá thài lài tía có không bào lớn nên dễ quan sát.
- Tế bàolá thài lài tía có nhân hoàn chỉnh nên dễ quan sát.
- Thài lài tía là một loài thực vật phổ biến, dễ thấy ở mọi nơi.
- Tế bào lá thài lài tía có kích thước tế bào lớn và có màu sắc nên dễ quan sát.
Câu 2: Tế bào phản co nguyên sinh có :
- khí khổng đóng lại.
- khí khổng mở ra.
- khí khổng bị mất chức năng.
- khí khổng không bị tác động.
Câu 3: Sự truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể đa bào mang ý nghĩa:
- Giúp đảm bảo tính độc lập để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Giúp đảm bảo tính thống nhất để cùng duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Giúp cho các tế bào phản ứng đồng loạt trước một tác nhân kích thích.
- Giúp cho các tế bào tập trung lại với nhau khi điều kiện sống không thuận lợi.
Câu 4: Cho hình ảnh dưới đây, hãy cho biết đây là kiểu truyền tin gì?
- Truyền tin nội tiết
- Truyền tin cận tiết
- Truyền tin trực tiếp
- Truyền tin qua synapse
Câu 5: Khi ngâm quả sấu ngập trong nước đường khoảng 3 – 4 ngày, quả sấu sẽ bị teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn là do
- đường từ môi trường được vận chuyển vào trong quả sấu.
- nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài môi trường.
- chất dinh dưỡng trong quả sấu đã bị phân giải hết.
- đường từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài môi trường.
Câu 6: Chất truyền tin là:
- Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề
- Các chất hóa học liên kết giữa các tế bào làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề
- Các chất hóa học làm nhiệm vụ mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa
- Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa
Câu 7: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng
- hòa tan trong dung môi
- thể rắn
- thể nguyên tư
- thể khí
Câu 8: Con đường truyền tín hiệu là
- Là quá trình ở đó tín hiệu trên bề mặt tế bào được chuyển thành một đáp ứng tế bào đặc thù thường gồm một chuỗi các bước.
- Quá trình ở đó tín hiệu trên bề mặt tế bào được chuyển thành dạng thông tin hóa học
- Quá trình chuyển đổi tín hiệu của tế bào
- Quá trình tiếp nhận của tế bào với các phân tử truyền tin
Câu 9: Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua
- lớp kép photpholipit
- kênh protein xuyên màng
- kênh protein đặc biệt
- các lỗ trên màng
Câu 10: Truyền tin trực tiếp
- Theo hình thức trao đổi chéo, trong đó một tế bào tiết ra phân.tử truyền tin và liên kết trực tiếp với thụ thể của tế bào khác và ngược lại
- Theo hình thức cho - nhận, trong đó một tế bào tiết ra phân.tử truyền tin và liên kết trực tiếp với thụ thể của tế bào khác
- Theo hình thức trực tiếp, các tế bào liên kết trực tiếp thông tin thông qua các phân tử hóa học
- Theo hình thức gián tiếp, các tế bào liên kết trực tiếp thông tin thông qua các phân tử hóa học
Câu 11: Nhập bào là phương thức vận chuyển
- Chất có kích thước nhỏ và mang điện.
- Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
- Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
- Chất có kích thước lớn.
Câu 12: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng :
- Các protein thụ thể trên màng tế bào
- Các kênh protein trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất
- Các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất
- Các protein thụ thể nằm trong tế bào chất
Câu 13: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất mang” chính là các phân tử?
- Protein bám màng
- Photpholipit
- Protein xuyên màng
- Colesteron
Câu 14: Chọn ý đúng: Các phân tử cụ thể liên kết với thụ thể là?
- Đồng enzym
- Chất nền
- Enzim
- Phối tử
Câu 15: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hap ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
- 4
- 3
- 2
- 1
Câu 16: Chọn ý đúng: Một trong những chức năng chính của màng sinh chất là bao bọc nội dung của?
- mô
- xương
- sinh vật
- tế bào
Câu 17: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
- Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường
- Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường
- Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào
- Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào
Câu 18: Chọn ý đúng: Hai phần của màng tế bào đóng vai trò là nơi nhận biết tế bào là gì?
- glycolipid và glycoprotein của màng
- các đầu ưa nước và kỵ nước của màng lipid
- axit amin và lipid của màng
- protein màng ngoại vi và tích hợp
Câu 19: Cho biết: Mức độ không bão hòa cao hơn trong axit béo của màng tế bào?
- Tăng nhiệt độ chuyển tiếp
- Giảm nhiệt độ chuyển tiếp
- Không ảnh hưởng đến nhiệt độ chuyển tiếp
- Tăng gấp đôi nhiệt độ chuyển tiếp
Câu 20: Đôi khi bạn phải làm việc để có được thứ bạn cần và điều này cũng đúng trong tế bào sống. Tế bào thực vật yêu cầu ATP để hấp thụ các ion khoáng cần thiết từ đất dựa vào gradient nồng độ. Tế bào thực vật nào tham gia vào quá trình hấp thụ tích cực các ion?
- Tế bào bảo vệ
- Tế bào Palisade
- Tế bào Xylem
- Tế bào gốc lông
Câu 21: Cho biết: Tế bào đích của một loại hormone hòa tan trong lipid như cortisol, có thể đáp ứng với nó là do nguyên nhân nào?
- Bộ gen của chúng bao gồm các yếu tố đáp ứng phiên mã thích hợp.
- Chúng có các thụ thể bề mặt tế bào liên kết màng
- Chỉ các tế bào đích biểu hiện các thụ thể tế bào thích hợp.
- Phức hợp hormone-thụ thể kích thích quá trình phosphoryl hóa / dephosphoryl hóa của các protein tiếp theo trong con đường tín hiệu.
Câu 22 : Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
- Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất
- Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng
- Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động
Câu 23: Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl). Dung dịch nào sau đây là môi trường đẳng trương của tế bào
- Dung dịch NaCl 0,5 M
- Dung dịch NaCl 0,2M
- Dung dịch NaCl 0,1M
- Nước cất.
Câu 24: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?
- A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương
- A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương
- A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương
- A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương
Câu 25: Khi đặt 3 tế bào thực vật của cùng một mô vào trong 3 môi trường 1, 2, 3, người ta quan sát thấy các hiện tượng như hình vẽ dưới đây, trong đó mũi tên mô tả hướng di chuyển của các phân tử nước tự do.
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về thí nghiệm trên là đúng?
(1) Môi trường 1 là môi trường ưu trương, môi trường 3 là môi trương nhược trương so với tế bào.
(2) Trong môi trường 1, tế bào mất nước gây ra hiện tượng co nguyên sinh.
(3) Ở môi trường 3, nếu lượng nước từ bên ngoài di chuyển vào trong tế bào quá nhiều sẽ làm vỡ tế bào.
(4) Tế bào trong môi trường 2 sẽ có khối lượng và kích thước không đổi so với ban đầu.
- 3
- 2
- 1
- 4