Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT ( PHẦN 3)

 

Câu 1: Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột để vào mạch máu và mạch bạch huyết là giai đoạn nào dưới đây ?

  1. Lấy thức ăn
  2. Hấp thụ chất dinh dưỡng
  3. Tiêu hóa thức ăn
  4. Đồng hóa các chất

Câu 2:Cần tiêm chủng hằng năm phòng virus cúm ở người vì:

  1. Có sự gia tăng các bệnh suy giảm miễn dịch
  2. Cúm có thể tạo ra sốc phản vệ
  3. Việc sống sót của virus cúm qua một năm làm cạn kiệt các hệ thống miễn dịch, làm cho nó không nhạy ở năm kế tiếp
  4. Đột biến nhanh chóng ở virus cúm làm biến đổi các protein bề mặt của virus khiến kháng thể đã tạo ra trước đó không thể liên kết và tạo phản ứng miễn dịch

Câu 3: Mục đích của việc ngâm hạt trước khi gieo là : 1.60

  1. Tăng cường lượng nước trong tế bào kích thích quá trình hô hấp
  2. Giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp
  3. Tăng nồng độ oxi trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp
  4. Giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp

Câu 4:Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải có biện pháp điều khiển sao cho :

  1. Quá trình quang hợp và hô hấp phải cân bằng
  2. Quá trình quang hợp phải chiếm ưu thế so với hô hấp
  3. Quá trình hô hấp phải chiếm ưu thế so với quang hợp
  4. Tăng cường quá trình quang hợp và ức chế quá trình hô hấp

Câu 5: Chất dinh dưỡng nào sau đây không cung cấp năng lượng nhưng rất cần thiết đối với cơ thể người ?

  1. Chất xơ
  2. Protein có nguồn gốc thực vật
  3. Chất béo không bão hòa
  4. Carbohydrate

 

Câu 6: Năng lượng cung cấp cho sinh giới có từ nguồn nào?

  1. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học.
  2. Năng lượng ánh sáng và năng lượng vật lý.
  3. Năng lượng hóa thạch và năng lượng vật lý
  4. Năng lượng hóa thạch và năng lượng ánh sáng.

Câu 7: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo

  1. Mạch khoáng.
  2. Mạch leo.
  3. Mạch gỗ.
  4. Mạch rây.

Câu 8: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  1. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  2. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  3. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  4. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Câu 9:  Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có mối quan hệ chặt chẽ và luôn diễn ra

  1. Mâu thuẫn với nhau
  2. Đồng thời với nhau.
  3. Trái ngược với nhau
  4. Liên tiếp nhau.

Câu 10: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  1. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
  2. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
  3. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
  4. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

 Câu 11: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

  1. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  2. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
  3. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
  4. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

 

 

Câu 12. Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự

  1. vận động của đầu
  2. vận động của cổ
  3. co dãn của túi khí
  4. di chuyển của chân

Câu 13: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?

(1) Tôm     (2) mực ống          (3) ốc sên       ( 4) ếch

(5) trai        (6) bạch tuộc        (7) giun đốt

  1. (1), (3) và (4)
  2. (5), (6) và (7)
  3. (2), (3) và (5)
  4. (2), (4), (6) và (7)

Câu 14:  Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày,... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó? 

  1. Tế bào gan
  2. Tế bào limpho T2
  3. Tế bào limpho B
  4. Tế bào limpho T4

Câu 15: Đơn vị chức năng của thận bao gồm

  1. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận
  2. Cầu thận, ống góp, bể thận
  3. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận
  4. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận

Câu 16: Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền còn lại ?

  1. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
  2. Truyền qua đường tiêu hóa
  3. Truyền qua vết thương hở
  4. Truyền từ mẹ sang con

Câu 17: Huyết áp là lực co bóp của

  1. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  2. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  3. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  4. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 18: Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới sau đây

  1. (1) nhiệt, (2) sinh vật phân giải.
  2. (1) Sinh vật phân giải, (2) Nhiệt.
  3. (1) Nhiệt, (2) ATP
  4. (1) Sinh vật phân giải, (2) ATP.

Câu 19: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  1. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  2. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  3. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  4. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 20: Vì sao bón phân quá nhiều cây sẽ chết?

  1. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây bị mất nước.
  2. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
  3. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
  4. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây bị mất nước nước

Câu 21:  Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp ở thực vật?

  1. Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.
  2. Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật.
  3. Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt trời.
  4. Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn.

Câu 22: Virus gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây?

  1. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào
  2. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào
  3. Qua dung hợp tế bào
  4. Cả A, B và C

Câu 23: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

  1. Những người hiến thận
  2. Những người bị tai nạn giao thông
  3. Những người hút nhiều thuốc lá
  4. Những người bị suy thận

Câu 24: Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

  1. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2vào khí quyển.
  2. quang phân li nước để sử dụng H+và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2vào khí quyển.
  3. quang phân li nước để sử dụng H+và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2vào khí quyển.
  4. khử nước để sử dụng H+và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2vào khí quyển.

Câu 25: Bạn An đã làm thí nghiệm như sau 

Thí nghiệm 1.  Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2. Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm;  lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em?

  1. Thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  2. Thí nghiệm 2 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 1. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ.
  3. Không dự đoán được kết quả nảy mầm vì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay