Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P5)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (P5). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG I. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT ( PHẦN 5 )

Câu 1: Quá trình thoát hơi nước của cây diễn ra nhanh nhất trong điều kiện nào?

  1. Ngày trời mát và có gió
  2. Ngày trời nóng ẩm và có gió
  3. Ngày nóng ẩm và không có gió
  4. Ngày nóng khô và có gió

Câu 2 : Loại nông sản nào được sử dụng phương pháp phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản ?

  1. Hạt lúa, hạt đậu
  2. Rau cải, củ cải
  3. Qủa cam, táo
  4. Cây mía

Câu 2 : Loại nông sản nào được sử dụng phương pháp phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản ?

  1. Hạt lúa, hạt đậu
  2. Rau cải, củ cải
  3. Qủa cam, táo
  4. Cây mía

Câu 3 : Đâu là nhận định đúng khi nói về quá trình hô hấp ở động vật

  • Tất cả các động vật trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi
  • Động vật sinh sống dưới nước đều trao đổi khí bằng mang
  • Lưỡng cư vừa trao đổi khí qua phổi vừa trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
  • Chim trao đổi khí bằng phổi và hệ thống túi khí
  1. (3), (4)

B.(2), (3)

  1. (2),(4)
  2. (1),(3),(4)

Câu 4 : Đâu là phát biểu đúng khi nói về giai đoạn đồng hóa các chất?

  1. Giai đoạn đồng hóa là giai đoạn quá trình dinh dưỡng mà tế bào sử dụng chất dinh dưỡng đã được hấp thụ để tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể
  2. Giai đoạn đồng hóa là giai đoạn quả quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa, biến đổi từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản giúp cơ thể hấp thụ được dễ dàng
  3. Giai đoạn đồng hóa là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà chất dinh dưỡng sau khi phân giải được vận chuyển vào bạch huyết và máu
  4. Giai đoạn đồng hóa là giai đoạn vận chuyển chất dinh dưỡng của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được đưa vào cơ thể

Câu 5:  Điểm bù ánh sáng là cường độ sáng mà ở đó

  1. Quá trình quang hợp không thể diễn ra
  2. Cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp

C.Cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp

  1. Cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

  1. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  2. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  3. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  4. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 9: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  1. Hoạt động trao đổi chất
  2. Chênh lệch nồng độ ion
  3. Cung cấp năng lượng
  4. Hoạt động thẩm thấu

Câu 10: Đâu không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước

  1. Giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gễ lên thân đến lá và các thành phần khác của cây.
  2. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  3. Tạo điều kiện để khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
  4. Hơi nước nóng thoát ra đồng thời hơi nước trong không khí đi vào bên trong lá, cung cấp nước cho cây.

Câu 11: Cho các đặc điểm sau

  • Lá tiêu giảm hoặc dày lên.
  • Lớp cutin dày.
  • Lá cây mỏng, bản lớn.
  • Rễ cây phát triển.
  • Thân tích nhiều nước.

Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với các loại cây sống vùng khô hạn?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 12: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

  1. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển
  2. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
  3. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
  4. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.

Câu 13: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

  1. rượu etylic + CO2+ năng lượng.
  2. axit lactic + CO2+ năng lượng.
  3. rượu etylic + năng lượng.
  4. rượu etylic + CO2.

Câu 14:  Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành chất nào?

  1. Glycerol và vitamin.
  2. Glycerol và axit amin.
  3. Nucleotit và axit amin.
  4. Glycerol và axit béo.

Câu 15: Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là

  1. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
  2. Tự động
  3. Theo chu kỳ
  4. Cần năng lượng

Câu 16: Huyết áp là lực co bóp của

  1. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  2. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  3. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
  4. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 17: Khi nói về hoạt động của các hệ đệm tham gia cân bằng độ pH máu, những phản ứng nào sau đây xảy ra khi pH máu tăng cao?

  1. Na2CO+ H+→ NaHCO3
  2. NaHCO3→ Na2CO3 + H+
  3. H2PO4→ HPO2−4 + H+
  4. -COOH → -COO+ H+
  5. 1, 2, 3, 4, 5
  6. 1, 3, 4, 5
  7. 2, 3, 4
  8. 1, 5

Câu 18: Đơn vị chức năng của thận bao gồm

  1. Cầu thận, nang cầu thận, bể thận
  2. Cầu thận, ống góp, bể thận
  3. Cầu thận, ống góp, nang cầu thận, bể thận
  4. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận

Câu 19: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
  2. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể.
  3. Miễn dịch không đặc hiệu là có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường.
  4. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Câu 20: Dấu (?) trong sơ đồ là loại miễn dịch nào? 

  1. Miễn dịch tế bào T
  2. Miễn dịch tế bào B
  3. Miễn dịch cơ thể
  4. Miễn dịch dịch thể

Câu 21: Xét các đặc điểm sau:

  1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
  2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
  3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
  4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
  5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

  1. 2      
  2. 3       
  3. 4       
  4. 5

Câu 22: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò

  1. Cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí, điều hòa khí hậu (giảm hiệu ứng nhà kính).
  2. Làm giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè, giảm bụi, giảm tiếng ồn.
  3. Tạo cảnh quan đẹp mắt, giúp con người giảm căng thẳng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 

  1. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản
  2. hạt khô không còn hoạt động hô hấp
  3. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được
  4. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh

Câu 24: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.

Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?

(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.

(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).

(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.

(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.

Phương án trả lời đúng là:

  1. (1), (2) và (3)    
  2. (1), (2) và (4)
  3. (2), (3) và (4)    
  4. (1), (3) và (4)

Câu 25: Sau khi thụ hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,...), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

  1. Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí đề hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm.
  2. Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ.... của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. 
  3. Để bảo quản các loại hạt cần để trong túi nylon kín hoặc đục lỗ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải(cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí đề hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay