Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều ôn tập chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG II. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (PHẦN 2)

 

 

Câu 1: Sinh vật thu nhận kích thích nhờ 

  1. Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin
  2. Neuron hướng tâm
  3. Các thụ thể, giác quan, các tế bào thụ cảm
  4. Neuron li tâm

 

Câu 2: Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng :

  1. Hướng hóa
  2. Hướng động
  3. Ứng động sức trương
  4. Ứng động tiếp xúc

 

Câu 3: Cơ quan có vai trò trả lời các kích thích ở người là

  1. Cơ hoặc tuyến
  2. Dây thần kinh
  3. Cơ quan thụ cảm
  4. Hệ thần kinh

 

 

Câu 4: Cảm ứng ở động vật diễn ra như thế nào ?

  1. Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  2. Diễn ra lâu, dễ nhận ra
  3. Diễn ra lâu, khó nhận ra
  4. Diễn ra nhanh, dễ nhận ra

 

Câu 5: Hướng động ở thực vật có liên quan tới

  1. Các nhân tố môi trường
  2. Sự phân giải sắc tố
  3. Đóng, mở khí khổng
  4. Thay đổi hàm lượng nucleic acid

 

Câu 6: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  1. học được        
  2. bẩm sinh
  3. hỗn hợp        

D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 7. Ở động vật đa bào

  1. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới.
  2. chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  3. chỉ có hệ thần kinh dạng ống.
  4. hoặc A, hoặc B, hoặc C.

Câu 8:  Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận

  1. Thần kinh trung ương gồm bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.
  2. Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn.
  3. Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động.
  4. Thần kinh trung ương bao gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần gồm kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động; thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.

Câu 9: Hai kiểu hướng động chính là

  1. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực)
  2. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
  3. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)
  4. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

Câu 10:  Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

  1. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
  2. hình thức phản ứng đa dạng.
  3. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
  4. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.

Câu 11: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

  1. số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên
  2. kích thích của môi trường kéo dài
  3. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
  4. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Câu 12: Trong các động vật sau:

(1) giun dẹp    (2) thủy tức    (3) đỉa

(4) trùng roi    (5) giun tròn    (6) gián    (7) tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. 1.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

 Câu 13: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

  1. nhiều tác nhân kích thích
  2. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
  3. tác nhân kích thích không định hướng
  4. tác nhân kích thích không ổn định

Câu 14. Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  1. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 15: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  1. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  2. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  3. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  4. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 16: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

  1. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
  2. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
  3. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
  4. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Câu 17: Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  1. 1        
  2. 2        
  3. 3       
  4. 4

Câu 18:  Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là 

  1. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào.           
  2. Hormone sinh trưởng.
  3. Sự thay đổi độ pH trong tế bào.           
  4. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.

Câu 19:  Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là 

  1. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào.           
  2. Hormone sinh trưởng.
  3. Sự thay đổi độ pH trong tế bào.           
  4. Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.

Câu 20: Khi nói về hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) ngọn cây có tính hướng đất âm.                          

(2) rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

(3) rễ cây có tính hướng sáng âm.                             

(4) ngọn cây có tính hướng sáng âm.

Số phát biểu đúng là:

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 21:  Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

  1. Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh
  2. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
  3. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
  4. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ, tuyến

Câu 22: Cho các hiện tượng sau ở thực vật

(1) Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng, khép lại lúc trạng vạng tối.    

(2) Ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng.

(3) Lá cây trinh nữ cụp lại khi tay chạm vào.                                             

(4) Rễ cây lan rộng hướng tới nguồn nước.

(5) Hoa quỳnh nở vào lúc 12 giờ đêm.                                          

(6) Vận động bắt mồi của cây nắp ấm.

Những hiện tượng thuộc kiểu ứng động là 

  1. (1), (2), (3), và (6).      
  2. (1), (3), (5), và (5).  
  3. (1), (3), (5), và (6).           
  4. (1), (2), (4), và (6).

Câu 23: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  1. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  2. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  3. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  4. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 24:  Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

  1. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
  2. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay
  3. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay
  4. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

Câu 25: Cho các nội dung sau

  1. các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
  2. động vật đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
  3. phản ứng mang tích chất định khu, chính xác hơn.
  4. phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.
  5. ngành Ruột khoang.
  6. các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
  7. tiêu tốn nhiều năng lượng.
  8. tiết kiệm năng lượng hơn.

Sắp xếp cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bằng cách ghép các đặc điểm tương ứng với mỗi nhóm động vật

  1. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (6) và (7); hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (5) và (8).
  2. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (8); hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (7).
  3. hệ thần kinh dạng lưới: (1), (4), (5) và (7); hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (2), (3), (6) và (8).
  4. hệ thần kinh dạng lưới: (4), (5), (6) và (7) ; hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: (1), (2), (3) và (8).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay