Phiếu trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Quá trình tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 2: Các cơ quan tiêu hóa ở người được sắp xếp theo thứ tự nào?
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 3: Chất nào không được hấp thụ trong hệ tiêu hóa của người?
A. Đường đơn
B. Muối khoáng
C. Acid amin
D. Cellulose
Câu 4: Giải thích ý nghĩa sinh học của câu thành ngữ "nhai kỹ no lâu"?
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.
Câu 5: Những chất nào sau đây tham gia cơ chế điều hòa Na+ ở thận?
A. Anđôstêrôn, rênin
B. Glucagon, insulin
C. ADH, rênin
D. Glucagon, ADH
Câu 6: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là
A. phế quản phân nhánh nhiều
B. có nhiều phế nang
C. khí quản dài
D. có nhiều ống khí
Câu 7: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khó ưu thế hơn phổi của bò sát, lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn
Câu 8: Trong dòng hô hấp ở động vật có vú, nồng độ O2 trong khí thở ra luôn thấp hơn nồng độ O2 trong khí hít vào. Nguyên nhân là vì:
A. Một lượng O2 được khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi
B. Một lượng O2 được lưu giữ trong phế nang
C. Một lượng O2 được lưu giữ trong phế quản
D. Một lượng O2 được dùng để oxi hóa các chất trong cơ thể
Câu 9: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn
B. Mao mạch thường ở gần tim
C. Số lượng mao mạch ít hơn
D. Áp lực co bóp của tim tăng
Câu 10: Ở người, cơ tim có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
- Nguyên sinh chất có vân ngang
- Giữa các sợi cơ có cầu nối tạo nên hợp bào
- Nhân tế bào nằm ở giữa sợi cơ
- Các sợi cơ tập hợp thành bó
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim. Nguyên nhân chính là do:
A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm
B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời gian nghỉ của tim.
C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxi
D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxi để hoạt động.
Câu 12: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
1. Lực co tim
2. Nhịp tim
3. Độ quánh của máu
4. Khối lượng máu
5. Số lượng hồng cầu
6. Sự dàn hổi của mạch máu
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4) và (5)
B. (1), (2), (3), (4) và (6)
C. (2), (3), (4), (5) và (6)
D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Câu 13: Trong các phát biểu sau:
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh
5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao
Có bao nhiêu phát biểu đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Miễn dịch là
A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác
B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh
D. Cả A, B và C
Câu 15: Dấu (?) trong sơ đồ là loại miễn dịch nào?
A. Miễn dịch tế bào T
B. Miễn dịch tế bào B
C. Miễn dịch cơ thể
D. Miễn dịch dịch thể
Câu 16: ............................................
............................................
............................................