Phiếu trắc nghiệm Sinh học 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

  1. sự chuyển hóa của sinh vật
  2. sự biến đổi các chất.
  3. sự trao đổi năng lượng.
  4. sự sống của sinh vật.

Câu 2: Quang hợp là gì?

  1. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  2. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  3. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bảo có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
  4. quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).

Câu 3: Khi thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cây xanh thải CO2, trong quá trình hô hấp điều cần thiết bắt buộc là phải

  1. Sử dụng một cây có nhiều lá.
  2. Làm thí nghiệm trong buồng tối
  3. Nhấn chìm cây trong nước
  4. Sử dụng một cây con

 

Câu 4: Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể là nội dung của khái niệm nào sau đây

  1. Chuyển hóa năng lượng
  2. Quang hợp
  3. Trao đổi chất
  4. Hô hấp tế bào

Câu 5:  Hô hấp tế bảo gồm:

  1. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra carbon dioxide
  2. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra năng lượng
  3. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra nước
  4. một chuỗi các phản ứng sản sinh ra các chất hữu cơ

Câu 6: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

  1. khí khổng.
  2. lục lạp.
  3. ti thể.

Câu 7: Nước có tính chất gì?

  1. Nước còn có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
  2. Nước có khả năng kết hợp với các chất hoá học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
  3. Nước hòa tan được dầu
  4. Cả 2 phương án A, B đều đúng.

Câu 8: Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan

  1. Rễ
  2. Thân
  3. Chồi non

Câu 9: Chức năng của động mạch là gì?

  1. Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.
  2. Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.
  3. Trao đổi chất giữa máu với các tế bào.
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường hay quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?

  1. Phân giải protein trong tế bào
  2. Bài tiết mồ hôi.
  3. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
  4. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

Câu 11: Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai tây là

  1. khoảng 32oC
  2. khoảng 35oC
  3. khoảng 20oC
  4. khoảng 25oC

Câu 12: Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào?

  1. Khí oxygen và chất dinh dưỡng.
  2. Khí carbon dioxide và tinh bột.
  3. Khí carbon dioxide và chất dinh dưỡng.
  4. Tinh bột và khí oxygen.

Câu 13: Khi trồng cây trong phòng ngủ,  vì sao cần phải để phòng ngủ được thông thoáng vào ban đêm?

  1. vì khi không có ánh sáng cây không quang hợp mà chỉ hô hấp tế bào, quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng,  hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở,  nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.
  2. vì khi không có ánh sáng, cây không quang hợp mà chỉ trao đổi chất,  quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng,  hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở,  nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.
  3. vì khi không có ánh sáng, có một số loài cây vẫn quang hợp,  quá trình này cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Nếu phòng ngủ không được thông thoáng,  hoạt động hô hấp của cây sẽ dễ gây ra tình trạng bị ngạt thở,  nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người trong phòng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Trong thí nghiệm số 2,  việc bơm nước vào bình D nhằm mục đích gì?

  1. Đẩy không khí bên trong bình D vào trong ống nghiệm chứa nước vôi trong.
  2. Nhằm cung cấp nước cho hạt.
  3. Nhằm đẩy hạt theo ống để vào ống nghiệm chứa nước vôi trong.
  4. Để nước cất và không khí trong bình D có thể trộn vào nhau.

Câu 15: Quá trình trao đổi khí ở châu chấu được thực hiện qua

  1. hệ thống ống khí.
  2. phổi.

Câu 16: Nhóm chất carbohydrate có ở thực phẩm nào sau đây?

  1. Bánh mì
  2. Mỡ động vật
  3. Thịt bò
  4. Trứng gà

Câu 17: Trong các đặc điểm sau

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.

(2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

(4) Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 18: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người?

  1. 60 - 75%.
  2. 75 - 80%.
  3. 85 - 90%
  4. 55 - 60%.

Câu 19: Em hãy dự đoán những quá trình chuyển hoá năng lượng nào diễn ra khi một con báo đang chạy, biết trong tế bào tồn tại nhiều dạng năng lượng khác nhau như cơ năng, nhiệt năng, hoá năng.

  1. Chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành cơ năng do quá trình phân giải chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho sự co dãn của các cơ trong cơ thể báo.
  2. Chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành nhiệt năng do quá trình trao đổi chất tăng làm lượng nhiệt giải phóng ra môi trường tăng.
  3. Chuyển hóa năng lượng từ hóa nang thành thành nhiệt năng.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Ta có thí nghiệm chứng minh cây quang hợp cần khí cacbonic sau đây

  • Cho 2 cành rong có kích thước tương đương nhau vào 2 ống A và B, đổ đầy nước đã đun sôi để nguội,  phủ một lớp dầu thực vật phía trên.
  • Cho vào ống A khoảng 5g natri cacbonat.
  • Để một thời gian, và quan sát hiện tượng.

Kết quả có một ống có bọt khí thoát ra,  một ống không

Em hãy cho biết,  ống nào có bọt khí thoát ra và giải thích hiện tượng trên.

  1. Khi cho natri cabonat vào ống A sẽ cung cấp CO2 → Ống A sẽ không xảy ra quang hợp, tạo ra khí oxi nên không có bọt khí thoát ra. Ống B  có CO2 để xảy ra quang hợp nên có bọt khí.
  2. Khi cho natri cabonat vào ống A sẽ cung cấp CO2 → Ống A xảy ra quang hợp, tạo ra khí oxi nên có bọt khí thoát ra. Ống B không có CO2 không xảy ra quang hợp nên không có bọt khí.
  3. Khi cho natri cabonat vào ống A sẽ cung cấp O2 → Ống A xảy ra quang hợp, tạo ra khí oxi nên có bọt khí thoát ra. Ống B không có O2 không xảy ra quang hợp nên không có bọt khí.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Khi trồng cây trong nhà lưới phủ nilon, vì sao người ta thường “ bón” carbon dioxide sau khi mặt trời mọc và ngừng “ bón ” sau khi mặt trời lặn từ 1 – 2 giờ?

  1. Khi có ánh sáng mặt trời (từ khi mặt trời mọc), cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nên nhu cầu carbon dioxide của lá tăng lên → Cần cung cấp thêm carbon dioxide để cây thực hiện quang hợp hiệu quả,  đảm bảo cây tăng trưởng tốt cho năng suất cao.
  2. Khi không có ánh sáng mặt trời (từ khi mặt trời lặn), cây không thực hiện quá trình quang hợp nữa đồng thời lúc này cây chỉ thực hiện quá trình hô hấp tế bào. Bởi vậy,  lúc này không cần “bón” carbon dioxide vì hàm lượng carbon dioxide cao cũng không thể giúp cây quang hợp mà ngược lại còn ức chế sự hô hấp tế bào của cây khiến hoạt động sinh lí của cây bị ảnh hưởng.
  3. Khi có ánh sáng mặt trời (từ khi mặt trời mọc), cây không thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nên nhu cầu carbon dioxide của lá tăng lên → Cần cung cấp thêm carbon dioxide để cây thực hiện quang hợp hiệu quả,  đảm bảo cây tăng trưởng tốt cho năng suất cao.
  4. Phương án A, B đều đúng.

Câu 22: Thực hiện thí nghiệm sau để chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào ở thực vật.

- Ngâm 100 g hạt trong cốc nước ấm (khoảng 40 ° C) từ  4 – 12 giờ (tuỳ loại hạt), vớt ra để nguội, sau đó cho vào bình thuỷ tinh A.

- Luộc chín 100 g hạt, để nguội, sau đó cho hạt đã luộc vào bình thuỷ tinh B.

- Đặt vào mỗi bình một nhiệt kế, dùng bông gòn ẩm đặt vào miệng bình để có định nhiệt kế

- Tiếp tục cho hai bình thuỷ tinh này vào hai hộp nhựa (hoặc thùng xốp) chứa mùn cưa và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nhiệt kế sau khoảng 4 – 6 giờ.

- Quan sát, ghi nhận hiện tượng và kết luận về sự chuyển hoá năng lượng diễn ra trong quá trình hạt nảy mầm.

Kết quả ghi nhận kết quả giá trị nhiệt độ ở hai bình thí nghiệm trên,  ta thấy nhiệt độ ở bình thủy tinh A cao hơn nhiệt độ ở bình thủy tinh B. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

  1. Ở bình A, hạt đang nảy mầm nên có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Quá trình hô hấp tế bào có tỏa nhiệt nên nhiệt độ ở bình A tăng lên. Ở bình B,  hạt đã được luộc chín (hạt đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào. Bởi vậy,  nhiệt độ ở bình B không tăng.
  2. Ở bình A, hạt đang nảy mầm nên có quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra mạnh. Quá trình chuyển hóa năng lượng từ quang năng thành nhiệt năng nên nhiệt độ ở bình A tăng lên. Ở bình B,  hạt đã được luộc chín (hạt đã chết) nên không diễn ra quá trình chuyển hóa năng lượng. Bởi vậy,  nhiệt độ ở bình B không tăng.
  3. Cả hai phương án trên đều đúng.
  4. Cả hai phương án trên đều sai.

Câu 23: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết?

  1. Do giun đất bị sốc nhiệt, lượng O2 cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.
  2. Do giun chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.
  3. Do ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2 nên bị ngộ độc.
  4. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2 và O2 không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.

Câu 24: Khi nghe đến bệnh bướu cỗ là bệnh lí rất thường gặp ở nước ta do nguyên nhân thiếu chất khoảng iodine, mẹ Lan quyết định bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày cho cả gia đình. Theo em, mẹ Lan nên bổ sung loại thực phẩm nào để có đủ iodine ngăn ngừa bệnh bướu cổ?

  1. Các loại thịt.
  2. Các loại hải sản.
  3. Các loại rau, củ, quả.
  4. Các loại sữa

Câu 25: Hiệp tiến hành thí nghiệm như sau

Cắm hai cành cần tây vào hai cốc nước màu.

- Cốc A nước có pha màu đỏ.

- Cốc B nước có pha màu xanh

Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu Hiệp thấy lá của cành cần tây tại cốc A có là màu ngả sang đỏ, lá của cành cần tây ở cốc B có lá ngả sang màu xanh. Thí nghiệm của Hiệp nhằm chứng minh diều gì?

  1. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển nước.
  2. Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước từ dưới lên trên.
  3. Quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng được vận chuyển từ trên xuống.
  4. Thân cây và cành cây đều có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng.

 

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài: Ôn tập chủ đề 7 (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay