Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 1 Luyện từ và câu: Câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 1 Luyện từ và câu: Câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 1: CUỘC PHIÊU LƯU CỦA HOA BỒ CÔNG ANH

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Câu là gì?

  1. Câu là tập hợp các từ ngữ diễn đạt một ý trọn vẹn
  2. Câu là tập hợp rất nhiều từ ngữ
  3. Câu là sự tách rời các từ ngữ
  4. Câu là tập hợp rất nhiều từ ngữ diễn đạt những ý chưa trọn vẹn

Câu 2: Đoạn văn dưới đây có mấy câu?

Anh em tôi ở cùng bà nội từ bé. Những đêm hè, bà thường trải chiếu ở giữa sân gạch. Bà ngồi đó xem chúng tôi chạy nhảy, nô đùa đủ trò. Bà biết nhiều câu chuyện cổ tích. Chúng tôi đã thuộc lòng những câu chuyện bà kể. Chẳng hiểu vì sao chúng tôi vẫn thấy háo hức mỗi lần được nghe bà kể chuyện?

  1. 6.
  2. 4.
  3. 2.
  4. 8.

Câu 3: Đâu là một câu hoàn chỉnh?

  1. Cây cối đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến.
  2. Cây cối.
  3. Khi mùa xuân đến. 
  4. Đâm chồi nảy lộc.

Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào câu sau?

… … lúc nào cũng màu hồng, dường như nó luôn chở nặng phù sa, bồi đắp những bãi ngô quanh năm xanh tốt.

  1. Nước sông.
  2. Bầu trời.
  3. C. Con thuyền.
  4. Bông hoa.

Câu 5: Chọn từ thích hợp để điền vào câu sau?

Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể … … Các hành tinh … … ánh sáng mặt trời.

  1. Được thắp sáng, soi chiếu.
  2. Tự phát sáng, phản xạ.
  3. Được thắp sáng, phản xạ.
  4. Tự phát sáng, soi chiếu.

Câu 6: Đâu là một câu hoàn chỉnh

  1. Mẹ em là bác sĩ
  2. Hoa phượng cả một góc sân
  3. Em rất thích
  4. Ngày mai

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu nghi vấn?

  1. Bạn Lan thật xinh đẹp..
  2. Bạn Hoa đang đọc sách.
  3. Tôi yêu cầu bạn giữ im lặng!
  4. Tên của bạn là Mai phải không?

Câu 8: Đoạn văn sau miêu tả cây gì?

Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.

  1. Xà nu.
  2. Cây chuối.
  3. Xà nu.
  4. Cây na.

Câu 9: Đâu là một câu hoàn chỉnh?

  1. Cây cối đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến.
  2. Cây cối.
  3. Khi mùa xuân đến. 
  4. Đâm chồi nảy lộc.

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống

… … là loài hoa em thích nhất

  1. Dòng sông.
  2. Bóng đá.
  3. Hoa cẩm tú cầu.
  4. Bầu trời.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Đâu là câu cầu khiến?

  1. Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
  2. Bố em là bộ đội.
  3. Hôm nay là thứ mấy?
  4. Chiếc áo của cậu đẹp quá!

Câu 2: Dòng nào dưới đây không phải câu hoàn chỉnh?

  1. Vì trời mưa nên mới.
  2. Vì trời mưa nên mới muộn học
  3. Bầu trời đêm nay rất nhiều sao.
  4. Rừng xà nu phát triển rất xanh tốt.

 

Câu 3: Chọn danh từ thích hợp điền vào câu sau: Trong suy nghĩ của Hà, … … đã về từ lúc mà hàng cây ở phố bên chuyển sắc vàng.

  1. Mùa xuân.
  2. Mùa thu.
  3. Mùa hạ.
  4. Mùa đông.

Câu 4: Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh

đẹp, về, nhất, hoa phượng, về, hè, độ

  1. Hoa phượng đẹp nhất mỗi độ hè về
  2. Đẹp nhất mỗi độ hè về hoa phượng.
  3. Mỗi độ về hoa phượng hè đẹp nhất.
  4. Nhất độ mỗi về hoa phượng hè đẹp.

Câu 5: Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh

Hoa / cành / hương / dịu / lẫn / vườn / ngọt / thả / vào

  1. Dịu ngọt cành hương thơm lẫn vào thả hoa.
  2. Cành lẫn trong vườn hoa hương thả vào ngọt dịu thơm .
  3. Hoa lẫn trong cành thả vào vườn hương thơm dịu ngọt.
  4. Hoa thơm dịu ngọt thả cành lẫn vào vườn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Đâu là danh từ ?

  1. Người, người lớn, cụ già, chú bé, bà mẹ.
  2. Nương, trâu, cày, cỏ.
  3. Cỏ, lá, suối, cơm.
  4. Ngô, bếp, việc, nương.

Câu 2: Từ “cường quyền” là loại danh từ gì?

  1. Danh từ chỉ sự vật.
  2. Danh từ chỉ người.
  3. Danh từ chỉ đơn vị.
  4. Danh từ chỉ hiện tượng xã hội.

Câu 3: Từ “tình bạn” là loại danh từ gì?

  1. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
  2. Danh từ chỉ hiện tượng xã hội.
  3. Danh từ chỉ đơn vị.
  4. Danh từ chỉ khái niệm.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Đâu là câu tục ngữ mang ý nghĩa gắn bó quê hương là thứ tình cảm tự nhiên?

  1. Lá rụng về cội.
  2. Tri thức là sức mạnh.
  3. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  4. Lá lành đùm lá rách.

Câu 2: Câu thành ngữ “tre già măng mọc” có ý nghĩa gì?

  1. Thế hệ sau thay thế, tiếp nối thế hệ trước
  2. Chỉ sự lụi tàn, biến mất.
  3. Chỉ sự tranh giành, xâm chiếm.
  4. Chỉ sự đoàn kết, yêu thương nhau.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay