Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 2 Đọc: Bác sĩ của nhân dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 2 Đọc: Bác sĩ của nhân dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 2: BÁC SĨ CỦA NHÂN DÂN

ĐỌC: BÁC SĨ CỦA NHÂN DÂN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Bác sĩ của nhân dân của tác giả nào?

  1. Linh Tâm.
  2. Minh Đức.
  3. Trương Huỳnh Như Trân.
  4. Lâm Thị Mỹ Dạ.

Câu 2: Từ cống hiến là gì?

  1. Đóng góp to lớn, quý giá.
  2. Quyên góp, ủng hộ.
  3. Cống nộp, dâng nộp.
  4. Đóng phạt, nộp phạt.

Câu 3: Từ túc trực là gì?

  1. Có mặt thường xuyên ở bên cạnh.
  2. Trực nhật hàng ngày.
  3. Đóng góp to lớn, quý giá.
  4. Động viên, an ủi.

Câu 4: Bác sĩ được nhắc tới trong câu chuyện “Bác sĩ của nhân dân” là ai?

  1. Phạm Ngọc Thạch.
  2. Tuệ Tĩnh.
  3. Hải Thượng Lãn Ông.
  4. Đặng Văn Ngữ.

Câu 5: Công lao to lớn của bác sĩ được nhắc đến trong câu chuyện “Bác sĩ của nhân dân” là gì?

  1. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi.
  2. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh viêm phổi.
  3. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh ung thư phổi.
  4. Tìm ra cách phòng và chữa bệnh dạ dày.

Câu 6: Bác sĩ trong câu chuyện “Bác sĩ của nhân dân” được miêu tả như thế nào?

  1. Hình ảnh quen thuộc, thân thương, chiếc áo choành trắng với ống nghe
  2. Bỏ mặc những người bệnh nặng.
  3. Chỉ hỏi thăm những bệnh nhân mới.
  4. Thường xuyên đi làm muộn.

Câu 7: Tên bác sĩ được đặt cho giải thưởng vinh danh những y, bác sĩ trẻ có năng lực và phẩm chất tốt khi nào?

  1. 2009
  2. 2010
  3. 2022
  4. 2023

Câu 8: Mọi người gọi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là gì?

  1. Bác sĩ của nhân dân.
  2. Bác sĩ của thiếu nhi.
  3. Bác sĩ của người già.
  4. Thầy thuốc của nhân dân.

Câu 9: Phạm Ngọc Thạch được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nào?

  1. 1998
  2. 1897
  3. 1970
  4. 1997

Câu 10: Tên của bác sĩ trong câu chuyện “Bác sĩ của nhân dân” được dùng làm gì?

  1. Đặt tên cho các bệnh viện, trường học.
  2. Đặt tên cho một cuốn sách.
  3. Đặt tên cho một con sông.
  4. Đặt tên cho một hãng xe hơi.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải việc bác sĩ đã làm trong câu chuyện “Bác sĩ của nhân dân” ?

  1. Thăm khám và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
  2. Mua đồ dùng sinh hoạt cho bệnh nhân.
  3. Tự tiếp máu của mình cho bệnh nhân.
  4. Ân cần hỏi thăm từng bệnh nhân.

Câu 2: Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người như thế nào?

  1. Là một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuộc Hà Nội.
  2. Là một tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuộc Việt Nam.
  3. Là một bác sĩ không tốt
  4. Là một bác sĩ rất giỏi vì tìm ra cách chữa bệnh viêm phổi.

Câu 3: Vì sao bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lại trở thành tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam?

  1. Vì bác sĩ không tận tâm, ân cần chăm sóc bệnh nhân.
  2. Vì bác sĩ rất giỏi, đã tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi.
  3. Vì bác sĩ đã cống hiến rất nhiều bằng cách ủng hộ tiền cho bệnh nhân nghèo.
  4. Vì bác sĩ đã tìm ra cách chữ bệnh ung thư.

Câu 4: Dựa theo câu chuyện”Bác sĩ nhân dân”, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có phẩm chất nào đáng ngợi ca?

  1. A. Giản dị, tiết kiệm.
  2. Trung thực, kỷ luật.
  3. Nhân hậu, vị tha.
  4. Kiên cường, bất khuất.

Câu 5: Ý nào sau đây đúng?

  1. Tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chỉ được dùng để đặt tên cho các trường học, bệnh viện.
  2. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có công rất lớn trong việc tìm ra phương pháp chữa bệnh viêm phổi.
  3. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chính là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.
  4. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được mọi người gọi là “Thiên thần áo trắng”.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Thái độ của người viết về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch như thế nào?

  1. Trân trọng, ngợi ca.
  2. Phê phán, chê trách.
  3. Chế nhạo, chỉ trích.
  4. Đồng cảm, thương xót.

Câu 2: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào với các bác sĩ?

  1. Khinh bỉ, coi thường.
  2. Yêu quý, biết ơn.
  3. Thờ ơ, lãnh đạm.
  4. Phê phán, chỉ trích

Câu 3: Trong đại dịch Covid-19, các bác sĩ được gọi với cái tên nào?

A.Chiến sĩ dũng mãnh.

  1. Chiến sĩ áo trắng.
  2. Chiến binh giải ngân hà.
  3. Chiến binh áo đen.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đâu là câu tục ngữ nói về phẩm chất, đạo đức của một bác sĩ?

  1. Lương y như từ mẫu
  2. Thương người như thể thương thân.
  3. Lá lành đùm lá rách.
  4. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 2: Theo em, vai trò của các bác sĩ trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?

  1. Các bác sĩ có vai trò vô cùng quan trọng, chăm sóc sức khỏe của chúng ta.
  2. Các bác sĩ không có vai trò quan trọng.
  3. Sự có mặt của các bác sĩ là không cần thiết.
  4. Các bác sĩ quyết định toàn bộ sự sống của chúng ta.

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 2

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay