Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 3 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 3 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 3: XÔN XAO MÙA HÈ

VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả cây cối là gì?

  1. Nêu đặc điểm của cây.
  2. Giới thiệu về cây chọn tả.
  3. Nêu công dụng của cây.
  4. Nếu từng bộ phận của cây.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  1. Nêu tình cảm, cảm xúc với cây.
  2. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  3. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
  4. B, C đều đúng

Câu 4: Phần kết bài của bài văn miêu tả cây cối cần làm gì?

  1. Nguồn gốc của cây.
  2. Ấn tượng đặc biệt về cây.
  3. Miêu tả quá trình phát triển của cây chọn tả
  4. Miêu tả quá trình lụi tàn của cây chọn tả

Câu 5: Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của người về cây cối được miêu tả có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với “bác” phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.

 

Câu 1: Xác định mở bài của bài văn?

  1. Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm B. Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể.
  2. Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến.
  3. Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả.

Câu 2: Xác định thân bài của bài văn?

  1. Từ “Nhìn từ xa” đến “bác phượng già…”.
  2. Từ “Ngay giữa sân trường” đến “bác phượng kính yêu…”.
  3. Từ “Nhìn từ xa” đến “bác phượng kính yêu...”.
  4. Từ “Hàng ngày” đến “bác phượng kính yêu...”.

Câu 3: Xác định kết bài của bài văn?

  1. Cây nhãn sẽ rụng lá vào mùa đông rồi lại chờ đợi đến mùa xuân đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái. Cứ như vậy năm nào cây nhãn cũng cho gia đình em những chùm quả ngọt nặng trĩu. Em rất yêu cây nhãn nhà em.
  2. Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể.
  3. Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm
  4. Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.

Câu 4: Người viết gọi cây phượng là gì?

  1. Cô phượng già
  2. Bác phượng già
  3. Anh phượng già
  4. Bạn phượng già

Câu 5: Ngoài miêu tả các bộ phận, người viết còn viết thêm điều gì về cây nhãn?

  1. Công dụng của cây phượng.
  2. Kỉ niệm bên cây phượng.
  3. Tình cảm đối với cây phượng.
  4. B và C đúng.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là trình tự của bài viết miêu tả về cây xanh?

  1. Chỉ bao quát dáng vẻ cây
  2. Chỉ miêu tả từ xa
  3. Bao quát đến cụ thể.
  4. Miêu tả từng bộ phân của cây.

Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn miêu tả cây cối?

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng tỏa hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chùm quả chín, nhưng em thích nhất là cây bưởi.

  1. Phần mở bài.
  2. Phần thân bài.
  3. Phần kết bài.
  4. Phần kết đoạn.

Câu 3: Các từ ngoài ra, bên cạnh đó, và được dùng trong bài miêu tả cây cối có tác dụng gì?

  1. Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
  2. Kết nối các phần của bài văn với nhau.
  3. A, B đều đúng.
  4. Tách rời các câu trong đoạn văn.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Ai đã một lần được đến với Ninh Thuận quê mình, chắc hẳn sẽ không khỏi trầm trồ trước những vườn nho trĩu quả và xanh ngát. Nho được xem như một đặc sản ở quê mình đấy các bạn ạ. Mình sẽ giới thiệu về loài cây này đến với các bạn nhé.

Nho có mình dây, vươn dài tầm vài chục mét, thân gỗ to gần bằng nhánh củi được trồng thành từng giàn thẳng đều. Thân cây có màu nâu đen, khá mịn. Lá nho mang màu xanh đậm, khi úa lá vàng tự nhiên. Mỗi chiếc lá to bằng bàn tay người lớn, viền lá hình răng cưa, uốn lượn tự nhiên. Quả nho không mọc riêng rẽ mà mọc thành từng chùm, quấn quýt lấy nhau không rời. Quả có hình tròn, nhỏ, màu sắc tím, đỏ hoặc xanh tùy từng loại. Mỗi chùm nho khoảng vài trăm quả, quả nào quả nấy tươi ngon, mọng nước, từng chùm lủng lẳng trên giàn như thách thức sự thèm khát của con người.

Nho không chỉ đẹp mà nó còn mang lại giá trị kinh tế cao. Nó cũng là loại quả rất tốt và giàu chất dinh dưỡng. Nho có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc sấy khô. Sử dụng nước ép để làm rượu cũng là một ý tưởng rất sáng tạo và thú vị. Nho còn dùng để làm quà biếu trong mỗi dịp nhà có cô bác ở xa về. Nho trở thành một người bạn thân thiết của người dân quê mình, nó trở thành một món quà mang dấu ấn miền quê nghèo Ninh Thuận. Bởi vậy, mình rất tự hào mỗi khi nhắc đến loại trái cây nhỏ bé mà vô cùng ý nghĩa này.

 

Câu 1: Đối tượng được miêu tả trong đoạn văn trên là gì?

  1. Nho Ninh Thuận
  2. Vải thiều Bắc Giang
  3. Dừa Bến Tre
  4. A và B đungs

Câu 2: Theo người viết, cây nho có ý nghĩa như thế nào?

  1. Dấu ấn miền quê nghèo Ninh Thuận
  2. Có hại cho người dân ở quê
  3. Biểu tượng cho sự giàu có, trù phú của Ninh Thuận
  4. Biểu tượng của sự nghèo nàn của Ninh Thuận

         

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay