Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 7: BÈ XUÔI SÔNG LA

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ VỊ NGỮ

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Câu gồm mấy thành phần chính?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 8

Câu 2: Thành phần chính trong câu là gì?

  1. Chủ ngữ, danh từ.
  2. Chủ ngữ, vị ngữ.
  3. Vị ngữ, câu nghi vấn
  4. Chủ ngữ, trạng ngữ

Câu 3: Vai trò của chủ ngữ là gì?

  1. Miêu tả sự vật, người.
  2. Giải thích lí do.
  3. Kể diễn biến sự việc.
  4. Nêu người, vật được nói đến trong câu.

Câu 4: Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Ai (cái gì, con gì)?.
  2. Khi nào?
  3. Ở đâu?
  4. Là gì (làm gì, thế nào)?

Câu 5: Vai trò của vị ngữ là gì?

  1. Nêu người, vật được nói đến trong câu
  2. Giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái của người, vật…
  3. Không quan trọng, có thể có hoặc không xuất hiện trong câu
  4. Nêu vị trí của sự vật.

Câu 6: Tìm vị ngữ trong câu sau

Cậu ấy là một người tốt

  1. Một
  2. Cậu ấy
  3. Là một người tốt
  4. Một người tốt

Câu 7: Xác định vị ngữ trong câu sau?

Những đám cải bắp, su hào xanh non mơn mởn

  1. “xanh non mơn mởn” là vị ngữ
  2. “Những đám cải bắp, su hào” là vị ngữ
  3. “cải bắp, su hào xanh non mơn mởn” là vị ngữ
  4. “Những đám cải bắp, su hào xanh non” là vị gữ

Câu 8: Tìm vị ngữ trong câu sau

 Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.

  1. “Giữa những đám mây xám đục” là vị ngữ
  2. “hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi” là vị ngữ
  3. “xanh vòi vọi” là vị ngữ
  4. “vòm trời hiện ra như” là vị ngữ

Câu 9: Tìm vị ngữ trong câu sau

Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.

  1. “Đứng bên đó” là vị ngữ
  2. “con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu” là vị ngữ
  3. “trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc” là vị ngữ
  4. “những nơi ba má Bé đang đánh giặc” là vị ngữ.

Câu 10: Có bao nhiêu chủ ngữ trong đoạn văn sau?

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 5

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Đàn cá bảy màu bơi lội tung tăng

  1. Cái gì?
  2. Ai?
  3. Làm gì?
  4. Thế nào?

Câu 2: Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Mỗi cây thông là một ngọn tháp xanh

  1. Cái gì?
  2. Là gì?
  3. Làm gì?
  4. Thế nào?

Câu 3: Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Giọng nói của cô Lan rất trong trẻo

  1. Cái gì?
  2. Là gì?
  3. Làm gì?
  4. Thế nào?

Câu 4: Xác định vị ngữ trong câu sau?

Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

  1. “ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi” là vị ngữ
  2. “Sau những cơn mưa xuân” là vị ngữ
  3. “một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát” là vị ngữ
  4. “trên khắp các sườn đồi” là vị ngữ

Câu 5: Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Cho nên những buổi chiều, tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

  1. Cái gì?
  2. Ai?
  3. Thế nào?
  4. Vì sao?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Tìm vị ngữ phù hợp cho chủ ngữ “Gà mái”

  1. mải mê bơi lội dưới sông
  2. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.
  3. mải mê cấy lúa ngoài đồng.
  4. mải mê ca hát trong lớp học.

Câu 2: Chọn vị ngữ phù hợp cho chủ ngữ “Những chú chim”

  1. hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.
  2. say mê đá bóng trên sân vận động
  3. bơi lội rất giỏi trên biển
  4. nhảy dây rất vui trên sân trường

Câu 3: Có bao nhiêu vị ngữ trong đoạn văn sau?

Tất cả chúng ta đều yêu con, Lucky. Bởi vì con là một con hải âu. Một con hải âu xinh đẹp. Con khác với chúng ta và chúng ta vui với sự khác biệt đó. Chúng ta đã không cứu được mẹ con, nhưng chúng ta có thể giúp con.

  1. 7
  2. 8
  3. 9
  4. 5

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Xác định những vị ngữ trong đoạn thơ sau

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

  1. Bạc phơ, nở hoa tặng Người
  2. Bạc phơ mái tóc, Người
  3. Mái tóc, nở hoa
  4. Mái tóc người cha, ba mươi năm Đảng

Câu 2: Xác định vị ngữ trong hai câu thơ sau

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

  1. “tiều vài chú”
  2. “tiều vài chú, chợ mấy nhà”
  3. “Lom khom dưới núi, lác đác bên sông”
  4. “bên sông”, “dưới núi”.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay