Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 5 Bài 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Cái đẹp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 5 Bài 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Cái đẹp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU

BÀI 8: MÙA HOA PHỐ HỘI

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ CÁI ĐẸP

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Có mấy nhóm từ thường được dùng để nói về cái đẹp?

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 8

Câu 2: Đâu là từ nói về cái đẹp của con người?

  1. Mênh mông.
  2. Dịu dàng.
  3. Cuồn cuộn
  4. Hoành tráng

Câu 3: Đâu là từ chỉ vẻ đẹp của tự nhiên?

  1. Hùng vĩ
  2. Thánh thót
  3. Chua ngoa
  4. Mệt mỏi

Câu 4: Đâu là từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người?

  1. Xinh đẹp
  2.  Dũng cảm
  3. Rực rỡ
  4. Bao la

Câu 5: Đâu là từ thể hiện vẻ đẹp bên trong của con người?

  1. Xâu xí
  2. Thô kệch
  3. Huy hoàng
  4. Dũng cảm

Câu 6: Tìm các từ ngữ dùng để chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật?

  1.  Huy hoàng
  2. Chăm chỉ
  3. Bừa bãi
  4. Thông minh

Câu 7: Từ nào miêu tả cái đẹp trong câu sau?

Bức tranh đẹp mê li, chỉ ngắm nhìn mà ngỡ như được lạc vào chốn thần tiên

  1. đẹp mê li, đẹp tuyệt trần
  2. bức tranh, ngắm nhìn
  3. bức tranh, chốn thần tiên
  4. ngắm nhìn, chốn thần tiên

Câu 8: Tìm từ thích hợp điền vào câu sau

Cô bé càng lớn càng … …

  1. Hùng vĩ
  2. dễ thương
  3. Nguy nga
  4. Âm u

Câu 9: Tìm từ thích hợp điền vào câu sau

Những cung điện ở vương quốc đó thật … …

  1. Dịu dàng
  2. Dũng cảm
  3. Nguy nga
  4. Lười biếng

Câu 10: Tìm từ thích hợp điền vào câu sau

Thủ đô được trang trí … … vào ngày lễ 30/4

  1. Kiên cường
  2. Lộng lẫy
  3. Nhanh nhẹn
  4. Ngoan ngoãn

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Từ nào sau đây miêu tả mức độ cao nhất của cái đẹp?

  1. Tuyệt trần
  2. Hung dữ
  3. Xấu xỉ
  4. Giản dị

Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào câu sau

Ai cũng khen chị Ba … …

  1. chữ như gà bới
  2. đẹp người, đẹp nết
  3. bát ngát, mênh mông
  4. nguy nga, tráng lệ

Câu 3: Tìm những từ chỉ vẻ đẹp của con người trong câu sau

Chị Lan vừa dịu dàng lại còn thùy mị, nết na

  1. Dịu dàng, thùy mị, nết na
  2. Chị Lan, thùy mị, nết na
  3. Dịu dàng, thùy mị
  4. Thùy mị, nết na

Câu 4: Đâu không phải từ ngữ chỉ vẻ đẹp bên ngoài của con người?

  1. Xinh xắn
  2. Dễ thương
  3. Dịu dàng
  4. Đằm thắm

Câu 5: Đâu không phải từ chỉ vẻ đẹp bên trong của con người?

  1. Dũng cảm
  2. Gan dạ
  3. Tuấn tú
  4. Ngoan hiền

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Đâu là nhóm chỉ gồm các từ tả vẻ đẹp của con người?

  1. trập trùng, rực rỡ, lất phất, dũng cảm
  2. mập mạp, nhỏ nhắn, bát ngát, hùng vĩ
  3. khiêm tốn, xinh đẹp, tuấn tú, trắng trẻo
  4. xinh xắn, dễ thương, hoành tráng, nguy nga

Câu 2: Đâu là những từ miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong đoạn văn sau?

Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt.

  1. mát mẻ, trong lành, nên thơ, bát ngát, rực rỡ, ngào ngạt
  2. lất phất, thảm cỏ, xung quanh, đồi dốc, hương thơm
  3. mát mẻ, trập trùng, xứ sở, khoe sắc, hương thơm
  4. mát mẻ, trong lành, rực rỡ, ngàn hoa, ngào ngạt

Câu 3: Đâu là những từ miêu tả vẻ đẹp của con người trong đoạn văn sau?

Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà, kết với nhau thành từng chùm. Mỗi chùm hoa chỉ nhỏ bằng nắm tay tôi. Từ chùm hoa luôn toả ra mùi thơm ngây ngất. Hương của nó vừa quyến rũ lại vừa dịu êm, vừa thanh tao lại sang trọng như được tạo hoá ban tặng. Nếu ta đưa cả chùm hoa lên mũi ngửi thì sẽ thấy một mùi thơm sực nức.

  1. quyến rũ, thanh tao, sang trọng
  2. nhỏ xinh, trắng ngà, ngây ngất
  3. sực nước, thanh tao, sang trọng
  4. quyến rũ, sang trọng, sực nức

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Đâu là ý nghĩa của câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”?

  1. Phẩm chất bên ngoài quan trong hơn những gì hào nhoáng bên trong. 
  2. Chỉ nên coi trọng vẻ đẹp bên ngoài
  3. Phẩm chất bên trong quan trong hơn những gì hào nhoáng bên ngoài. 
  4. Chỉ cần quan tâm đến nước sơn, không cần chọn gỗ

Câu 2: Theo em, đâu là phẩm chất mà một người học sinh cần có?

  1. Khiêm tốn
  2. Lười biếng
  3. Gian dối
  4. Nhát gan

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 5 - Ôn tập bài 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay