Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 4 Luyện từ và câu: Câu chủ đề
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 4 Luyện từ và câu: Câu chủ đề. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EMBÀI 4: BUỔI SÁNG Ở HÒN GAILUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU CHỦ ĐỀ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU CHỦ ĐỀ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu chủ đề là gì?
- Là câu ngắn nhất trong đoạn văn
- Là câu nêu ý cụ thể của đoạn văn
- Là câu nêu ý khái quát của đoạn văn
- Là câu dài nhất của đoạn văn
Câu 2: Câu chủ đề có thể đứng ở đâu trong đoạn văn?
- Đứng đầu
- Đứng một mình
- Đứng giữa
- Chỉ có thể đứng đầu
Câu 3: Xác định vị trí câu chủ đề trong đoạn văn sau
Tình cảm gia đình là tình cảm đáng trân trọng và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Trong bất cứ ai,không ai là không có trong mình tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và những thứ ấy xuất phát từ chính tình yêu gia đình của mình. Tình cảm gia đình gồm tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh em, nghĩa vợ chồng… Đó đầu là những tình cảm tốt đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, nâng đỡ chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn
- Câu chủ đề nằm ở giữa đoạn văn
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 4: Xác định vị trí câu chủ đề trong đoạn văn sau
Tiếng hải âu kêu tha thiết giục giã.Chúng cònkiếm mồi sẵn cho lũ con trong nhiều ngày chờ khi biển lặng. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, mỗi lần thấy cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng lên hi vọng? Đàn hải âu bay lượn quanh cột buồm, quanh con tàu,báo hiệu đất liền, báo bến cảng, báo hiệu sự bình yên. Có thể xem, hải âu là người bạn hiền thân thiết của người đi biển
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn
- Câu chủ đề nằm ở giữa đoạn văn
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 5: Xác định vị trí câu chủ đề trong đoạn văn sau
Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục.
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn
- Câu chủ đề nằm ở giữa đoạn văn
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 6: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau
Màu vàng trên lưng chuồn chuồn lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu trong và hai con mắt long lang như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
- Màu vàng trên lưng chuồn chuồn lấp lánh
- Bốn cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu trong và hai con mắt long lang như thuỷ tinh.
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 7: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình - chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ấm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người.
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng.
- Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ấm áp.
- Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người.
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 8: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau
Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập cùng kẹp, chị Dậu lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi của bọn lính tráng tàn nhẫn. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì suất sưu của chồng. Đến khi bị giải lên huyện ngồi trong quán cơm àm nhịn đói chị vẫn nghĩ đễn chồng, đến cái Tỉu thằng Dần, cái Tý.
- Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập cùng kẹp, chị Dậu lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi của bọn lính tráng tàn nhẫn.
- Đến khi bị giải lên huyện ngồi trong quán cơm àm nhịn đói chị vẫn nghĩ đễn chồng, đến cái Tỉu thằng Dần, cái Tý.
- Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì suất sưu của chồng
- Đoạn văn không có câu chủ đề
Câu 9: Một đoạn văn bắt buộc cần có câu chủ đề hay không?
- Một đoạn văn có thể có hoặc không có câu chủ đề
- Một đoạn văn không thể có câu chủ đề
- Một đoạn văn nhất định phải có câu chủ đề
- Một đoạn văn có câu chủ đề nhưng phải nằm ở đầu đoạn
Câu 10: : Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau
Hồ chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn phương trời, người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tính của một người Viêt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.
- Hồ chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết.
- Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam.
- Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.
- Đoạn văn không có câu chủ đề
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?
Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau… Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
- Vai trò quan trọng của người mẹ trong gia đình
- Sắc đẹp của người mẹ trong gia đình
- Sự mạnh mẽ của người mẹ trong gia đình
- Sự đau khổ của người mẹ trong gia đình
Câu 2: Vai trò của câu chủ đề trong đoạn văn là gì?
- Giúp cho đoạn văn dài hơn
- Cung cấp ý chính của đoạn văn
- Khiến đoạn văn khó hiểu hơn
- Giải thích thuật ngữ khó
Câu 3: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đ ã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Khẳng định ý nghĩa to lớn của tình yêu quê hương, đất nước
- Khẳng định vai trò to lớn của gia đình
- Khẳng định ý nghĩa to lớn của tình cảm gia đình
- Khẳng định ý nghĩa của tình mẫu tử
Câu 4: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?
Lão Hạc thương người con trai vì nghèo mà phải phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão mong ngóng tin con từng ngày. Lão biết ở nơi rừng thiêng nước độc ấy chẳng có điều gì tốt đẹp dành cho con. Lão sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình cho tương lai của con. Cái chết đau đớn của lão là một minh chứng rõ ràng cho tình phụ tử thiêng liêng. Lão Hạc quả là một người cha thương con sâu sắc
- Miêu tả nhân vật lão Hạc
- Khái quát về phẩm chất nhân vật lão Hạc
- Nêu lai lịch nhân vật lão Hạc
- Phân tích nhân vật lão Hạc
Câu 5: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?
Trăng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau. Trăng là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác. ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm, sâu sắc làm cho cảm nghĩ của con người trở nên thâm trầm, trong trẻo. Trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy
A. Nêu ý chính của đoạn văn là ánh trăng trong thơ Bác
- Mô tả ánh trăng trong thơ Bác
- Nêu nghệ thuật trong thơ Bác
- Nêu cảm xúc, tình cảm dành cho Bác
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải câu chủ đề của một đoạn văn?
- Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống
- Sự tự tin là yếu tố cần có để thành công trong cuộc sống
- Tình yêu thương là sự sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu giữa con người với con người xuất phát từ trái tim
- Tình yêu thương có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
Câu 2: Đâu có thể là câu chủ đề của một đoạn văn
- Dũng cảm là không sợ hiểm nguy, khó khăn, dám đối đấu với thử thách của cuộc sống, dám dấn thân và trải nghiệm
- Chia sẻ là sự giúp đỡ, đồng hành khi người khác gặp khó khăn, trao gửi những yêu thương, những điều tốt đẹp đến mọi người
- Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, bền chặt, gắn bó giữa mẹ và người con, là sự hi sinh, tần tảo của người mẹ để tạo dựng hạnh phúc cho con
Câu 3: Đâu không phải câu chủ đề của một đoạn văn
- Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực.
- Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người.
- Khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người.
- Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Những câu còn lại trong đoạn văn dưới đây tập trung làm sáng tỏ điều gì ở câu chủ đề?
Hoàng Tuệ là một trí thức có bản lĩnh. Tư tưởng của ông không gò bó. Ông đọc nhiều, tiếp thu nhiều, nhạy cảm với cái mới, nhưng có sự độc lập suy nghĩ, tự mình suy nghĩ, suy ngẫm. Lối tư duy giáo điều, xơ cứng xa lạ với Hoàng Tuệ. Cũng xa lạ với Hoàng Tuệ cái thói quen nghĩ theo, nói dựa; ông thường có nhận định, ý kiến riêng của mình, thẳng thắn phát biểu một cách có trách nhiệm, và không chỉ trong khoa học. Những ý kiến đó lắm khi độc đáo, và không ít khi ngang tàng. Chính vì vậy mà nhiều người thích ông, nhưng cũng có người không hiểu hết ông.
- Chứng minh Hoàng Tuệ là một tri thức có bản lĩnh
- Chứng minh Hoàng Tuệ là một tri thức yếu đuối
- Chứng minh Hoàng Tuệ là một tri thức yếu kém
- Chứng minh Hoàng Tuệ là một tri thức giàu có
Câu 2: Theo em, làm thế nào để viết tốt một câu chủ đề?
- Một câu chủ đề phải gồm chủ đề và ý kiến (ý tưởng) chủ đạo
- Câu chủ đề phải là câu dài, nhiều nội dung.
- Câu chủ đề cần phải tách biệt với nội dung của các câu còn lại
- Câu chủ đề phải liên hệ với bài học thực tế.
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 4