Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 5 Đọc: Hoa cúc áo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 5 Đọc: Hoa cúc áo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

ĐỌC: HOA CÚC ÁO

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản Hoa cúc áo của tác giả nào?

  1. Linh Tâm.
  2. Trần Đức Tiến
  3. Thi Sảnh
  4. Mai Anh

Câu 2: Nhân vật cụ giáo trong câu chuyện Hoa cúc áo là con vật gì?

  1. Con cóc
  2. Con dế
  3. Con rắn
  4. Con ếch

Câu 3: Mùa xuân đến, cô cúc áo đã thay đổi như thế nào?

  1. Cô cúc áo xấu xí hơn những ngày trước
  2. Cô cúc áo như đã hóa thân thành người khác
  3. Cô cúc áo nhỏ lại so với ngày trước
  4. Cô cúc áo trở nên già đi so với ngày trước

Câu 4: Cô cúc áo làm gì vào buổi sáng sớm?

  1. Hát ca cùng những chú chim
  2. Múa cũng những chú ong, bướm
  3. Phô bày tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của mình qua những bông hoa vàng rực ngát hương
  4. Nhảy múa cũng cơn mưa

Câu 5: Ai là người nhận ra sự thay đổi của cô cúc hoa trong câu chuyện Hoa cúc áo?

  1. Anh dế còm
  2. Cụ giáo cóc
  3. Anh ếch xanh
  4. Chị chim sẻ

Câu 6: Ai là người mới tới định cư ở xóm Bờ Giậu?

  1. Cô cúc áo
  2. Cụ giáo cóc
  3. Anh dế còm
  4. Bạn chim họa mi

Câu 7: Ai là người biến anh dế thành nhà thơ?

  1. Cụ giáo cóc
  2. Anh chào mào
  3. Anh chích chòe
  4. Cô cúc áo

Câu 8: Trong câu chuyện Hoa cúc áo, cụ giáo cóc đã khen gì anh dế còm?

  1. Thú vị, thú vị. Đưa được cả hộ khẩu vào thơ. Giỏi!
  2. Giỏi lắm, giỏi lắm. Đưa được cô cúc áo vào thơ!
  3. Thú vị, thú vị. Đưa được cả xóm Bờ Giậu vào thơ!
  4. Giỏi lắm, giỏi lắm. Đưa được cả hộ khẩu vào thơ!

Câu 9: Được cụ giáo cóc khen, anh dế còn cảm thấy như thế nào?

  1. Sướng ngẩn người
  2. Thất vọng
  3. Buồn khổ
  4. Ngại ngùng

Câu 10: Hoa cúc áo có đặc điểm gì nổi bật?

  1. Là loài cây nhỏ, hoa có màu trắng, giống như cúc áo
  2. B. Là loài cây nhỏ, hoa có màu đỏ, giống như cúc áo
  3. Là loài cây nhỏ, hoa có màu vàng, giống như cúc áo
  4. Là loài cây nhỏ, hoa có màu tím, giống như cúc áo

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là chi tiết miêu tả thái độ của cư dân xóm Bờ Giậu trước sự thay đổi của cô cúc áo?

  1. Anh dế còn ngây đứng nhìn
  2. Anh chích chòe vội vã báo tin
  3. Chị cào cào lại đứng ngó nghiêng
  4. Các giun đất gật gù thán phục

Câu 2: Đâu không phải con vật xuất hiện trong câu chuyện Hoa cúc áo?

  1. Anh chích chòe
  2. Giun đất
  3. Cào cào
  4. Con dế

Câu 3: Cuộc trò chuyện của anh dế còm và cụ giáo cóc có gì đặc biệt?

  1. Anh dế còm làm thơ về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.
  2. Anh dế còm sáng tác bài hát về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.
  3. Anh dế còm sáng tác bài văn về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.
  4. Anh dế còm vẽ một bức tranh về cô cúc áo và được cụ giáo cóc khen ngợi.

Câu 4: Theo em, tác giả đã sử dụng biện pháp chủ yếu nào trong câu chuyện Hoa cúc đậu

  1. Biện pháp nhân hóa
  2. Biện pháp so sánh
  3. Biện pháp liệt kê
  4. Biện pháp lặp

Câu 5: “Định cư” là gì?

  1. Hàng rào để ngăn sân, vườn bằng tấm tre
  2. Sống cố định và lâu dài ở một nơi
  3. Sống không cố định, được một thời gian sẽ chuyển đi
  4. Có ý định đến ở, nhưng chưa đến ở

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Theo em, sự thay đổi của chị cúc áo trong câu chuyện Hoa cúc áo là do dâu?

  1. Vì được cụ giáo cóc hóa phép
  2. Vì được mọi người xóm Bờ Giậu chăm sóc
  3. Vì mùa xuân đến, vạn vật đâm chồi nảy lộc
  4. Vì trời mưa

Câu 2: Theo em, thế giới nhân vật trong câu chuyện Hoa cúc áo như thế nào?

  1. Sinh động, phong phú, thú vị
  2. Nhàm chán, ít ỏi
  3. Hỗn loạn, ồn ào
  4. Yên lặng

Câu 3: Theo em, trong câu chuyện Hoa cúc áo vì sao anh dế lại biến thành nhà thơ?

  1. Vì anh dế rất thích thơ
  2. Vì cụ giáo cóc dạy anh dế làm thơ
  3. Vì sự thay đổi bất ngờ của chị cúc áo khơi gợi cảm hứng thơ cho anh dế
  4. Vì anh dế rất giỏi làm thơ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Con vật nào được nhắc tới trong đoạn thơ dưới dây

Tôi ra đồng cày ruộng
Một sáo sậu nổi kêu
“Kìa cái bụi, ôi chao!
Biết kéo cày cày đất!”

  1. Con chó
  2. Con gà
  3. Con trâu
  4. Con lợn

Câu 2: Theo em, câu chuyện nào dưới đây nhân hóa thế giới loài vật?

  1. Thánh Gióng
  2. Chuyện con mèo dạy hải âu bay
  3. Ba lưỡi rìu
  4. Tích Chu

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay