Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 5: HOA CÚC ÁO

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÂU CHỦ ĐỀ

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Câu chủ đề là gì?

  1. Là câu ngắn nhất trong đoạn văn
  2. Là câu nêu ý cụ thể của đoạn văn
  3. Là câu nêu ý khái quát của đoạn văn
  4. Là câu dài nhất của đoạn văn

Câu 2: Câu chủ đề có thể đứng ở đâu trong đoạn văn?

  1. Chỉ đứng đầu
  2. Đứng cuối
  3. Đứng giữa
  4. Chỉ đứng cuối

Câu 3: Chọn câu chủ đề thích hợp cho đoạn văn sau

Tình cảm gia đình gồm tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh em, nghĩa vợ chồng… Đó đầu là những tình cảm tốt đẹp, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, nâng đỡ chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Thứ tình cảm ấy vô cùng đáng trân trọng, dù ta có sai lầm, có vấp ngã nhưng gia đình vẫn là nơi an toàn nhất, bình yên nhất, luôn chào đón ta trở về.

  1. Tình cảm gia đình là tình cảm đáng trân trọng và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người.
  2. Cây hoa đào mùa xuân thật đẹp
  3. Thật thà chính là đức tính cần có của một người học sinh.
  4. Tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm đặc biệt và vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người

Câu 4: Xác định câu chủ đề thích hợp cho đoạn văn sau

Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. [...] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.

  1. Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi.
  2. Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên.
  3. Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên
  4. Đoạn văn không có câu chủ đề

Câu 5: Xác định vị trí câu chủ đề trong đoạn văn sau

Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.

  1. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn
  2. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn
  3. Câu chủ đề nằm ở giữa đoạn văn
  4. Đoạn văn không có câu chủ đề

Câu 6: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

  1. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng
  2. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
  3. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi
  4. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.

Câu 7: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

  1. Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
  2. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
  3. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
  4. Đoạn văn không có câu chủ đề

Câu 8: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no,áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con,làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi cậu bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

  1. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con,làng xóm
  2. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả,chú bé lớn nhanh như thổi
  3. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi cậu bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.
  4. Cơm ăn mấy cũng không no,áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

Câu 9: Một đoạn văn bắt buộc cần có câu chủ đề hay không?

  1. Một đoạn văn có thể có hoặc không có câu chủ đề
  2. Một đoạn văn không thể có câu chủ đề
  3. Một đoạn văn nhất định phải có câu chủ đề
  4. A, B, C sai

Câu 10: : Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau

Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người ngèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng, em vẽ cho thùng...

  1. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn
  2. Nhà nào không có thùng, em vẽ cho thùng
  3. Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người ngèo trong làng
  4. Nhà nào không có thùng, em vẽ cho thùng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Đâu không phải câu chủ để của một đoạn văn?

  1. Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng
  2. Trăng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau.
  3. Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”
  4. Trong rất nhiều đức tính đáng quý ở lão Hạc thì tình thương con là điều khiến
    chúng ta xúc động nhất ở lão

Câu 2: Vai trò của câu chủ đề trong đoạn văn là gì?

  1. Giúp cho đoạn văn dài hơn
  2. Cung cấp ý chính của đoạn văn
  3. Khiến đoạn văn khó hiểu hơn
  4. Khiến đoạn văn phức tạp hơn

 

Câu 3: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?

Rừng mưa nhiệt đới Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng. Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil cho thấy khoảng 12 287 km2 diện tích rừng nhiệt đới Amazon đã bị chặt phá trong vòng 12 tháng thính từ tháng 8 - 2018 đến tháng 7 - 2019). Đây là mức cao nhất trong hơn 10 năm qua.

  1. Nêu lên ý chính của đoạn văn là vấn đề rừng mưa nhiệt đới đang bị tàn phá nghiêm trọng
  2. Nêu ý chính của đoạn văn là rừng Amazon có cảnh quan vô cùng đẹp mắt
  3. Nêu ý chính của đoạn văn là rừng Amazon có diện tích vô cùng rộng lớn
  4. Nêu ý chính của đoạn văn là rừng Amazon có số lượng thực vật vô cùng phong phú

Câu 4: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?

Lão Hạc thương người con trai vì nghèo mà phải phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão mong ngóng tin con từng ngày. Lão biết ở nơi rừng thiêng nước độc ấy chẳng có điều gì tốt đẹp dành cho con. Lão sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình cho tương lai của con. Cái chết đau đớn của lão là một minh chứng rõ ràng cho tình phụ tử thiêng liêng. Lão Hạc quả là một người cha thương con sâu sắc

  1. Miêu tả nhân vật lão Hạc
  2. Khái quát về phẩm chất nhân vật lão Hạc
  3. Nêu lai lịch nhân vật lão Hạc
  4. Phân tích nhân vật lão Hạc

Câu 5: Nội dung của câu chủ đề trong đoạn văn sau là gì?

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến, miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. 

  1. Nêu ý chính là khẳng định đồng bào ta ngày nay đã tiếp nối truyền thống đấu tranh, dựng nước và giữ nước của ông cha ta ngày trước
  2. Nêu ý chính là những chiến thắng oai hùng của quân và dân ta trước kẻ thù
  3. Nêu ý chính là những hy sinh, mất mát của đồng bào ta
  4. Đoạn văn không có câu chủ đề

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Đâu không phải câu chủ đề của một đoạn văn?

  1. Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.
  2. Nghị lực là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, luôn kiên trì nỗ lực để đi dến thành công
  3. Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết.
  4. Tình yêu thương có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

Câu 2: Đâu không phải câu chủ đề của một đoạn văn

  1. Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực.
  2. Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người.
  3. Khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. 
  4. Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. 

Câu 3: Đâu không phải câu chủ đề của một đoạn văn

  1. Con người luôn lấy chân - thiện - mĩ làm đích đến cho bản thân mình, để đạt được điều đó, chúng ta cần phải rèn luyện nhiều điều và một trong số đó chính là sống tử tế với người khác. 
  2. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng, mãn nguyện, thỏa đáng khi đạt được một điều gì đó mà bản thân mình mơ ước hoặc được người khác làm cho bất ngờ. 
  3. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là tự lập.
  4. Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Chọn câu chủ đề thích hợp cho đoạn văn sau

Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

  1. Nước là yếu tố quan trọng và vô cùng cần thiết cho cơ thể con người
  2. Nước là một chất lỏng tồn tại trên trái đất
  3. Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống của các loài động thực vật
  4. Nước là yếu tố cần thiết cho vụ mùa của người nông dân

Câu 2: Theo em, làm thế nào để viết tốt một câu chủ đề?

  1. Một câu chủ đề phải gồm chủ đề và ý kiến (ý tưởng) chủ đạo
  2. Câu chủ đề cần phải dài và phức tạp
  3. Câu chủ đề cần phải tách biệt hẳn với nội dung của các câu còn lại
  4. Câu chủ đề phải là câu đặc biệt

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 5

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay