Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 7 Đọc: Chợ Tết
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 7 Đọc: Chợ Tết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EMBÀI 7: CHỢ TẾTĐỌC: CHỢ TẾT
ĐỌC: CHỢ TẾT
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Chợ Tết của tác giả nào?
- Linh Tâm.
- Trần Anh Tuấn
- Đoàn Văn Cừ
- Đoàn Giỏi
Câu 2: Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng được miêu tả trong bài thơ Chợ Tết qua những chi tiết nào?
- Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh
- Sương hồng tím ôm ấp nóc nhà gianh
- Con đường viền trắng mép đồi vàng
- Hoa đào nở rợp trời
Câu 3: Những cụ già đến chợ Tết với dáng vẻ như thế nào?
- Chống gậy bước lom khom
- Chạy lon xon
- Thong thả chống gậy
- Chống gậy bước thoăn thoắt
Câu 4: Những thằng cu áo đỏ đến chợ Tết với dáng vẻ như thế nào ?
- Chạy từng bước chậm rãi
- Nhảy chân sáo
- Chạy lon xon
- Vừa đi vừa hát
Câu 5: Cô yếm thắm đến chợ Tết với dáng vẻ như thế nào?
- Vừa đi vừa hát
- Gương mặt buồn rầu, ủ rũ
- Che môi cười lặng lẽ
- Nép đầu bên yếm mẹ
Câu 6: Hai người thôn làm gì trong phiên chợ Tết?
- Gánh rau chạy đi đầu
- Gánh lợn chạy đi đầu
- Gánh gạo chạy đi đầu
- Gánh lúa chạy đi đầu
Câu 7: Người các ấp ra chợ Tết với dáng vẻ như thế nào?
- Vui vẻ kéo hàng ra chợ Tết
- Nhọc nhằn kéo hoa ra chợ Tết
- Chán nản kéo hoa ra chợ Tết
- Mệt mỏi kéo hoa ra chợ Tết
Câu 8: Tác giả miêu tả núi như thế nào trong bài thơ Chợ Tết?
- Núi hùng vĩ, sừng sững một trời
- Núi lấp ló sau đám mây trắng
- Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
- Núi uốn mình trong chiếc áo the vàng
Câu 9: Con vật nào xuất hiện trong phiên chợ Tết đuổi theo hai người thôn gánh lợn?
- Con mèo
- Con chó
- Con bò vàng
- Con trâu
Câu 10: Tia năng nháy hoài trong ruộng được nhà thơ miêu tả có màu gì?
- Vàng
- Tím
- Hồng
- Tía
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Ý nghĩa bài thơ Chợ Tết là gì?
- Bức tranh mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống.
- Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê.
- Bức tranh chợ Tết miền Tây sông nước đầy sôi động cho thấy một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân quê.
- Bức tranh đầy màu sắc hoang sơ, heo hút của những con người sống ở vùng núi thưa thớt ít người qua lại.
Câu 2: Bên cạnh những dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
- Ai ai cũng vui vẻ
- Ai ai cũng lo lắng
- Ai ai cũng chán nản
- Ai ai cũng hồi hộp
Câu 3: Em có nhận xét gì khung cảnh chợ Tết ?
- Vắng vẻ
- Đẹp, tươi vui
- Lộn xộn, xơ xác
- Hoang sơ, đổ nát
Câu 4: Đâu là hình ảnh nhân hóa trong bài thơ Chợ tết được nhà thơ sử dụng?
- Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
- Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
- Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
- Con đường viền trắng mép đồi xanh
Câu 5: Theo em, những hình ảnh nhân hóa, so sánh được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì?
- Làm cho cảnh vật trở nên sinh động và thú vị hơn.
- Làm cho cảnh vật trở nên bớt sinh động hơn
- Làm cho cảnh vật trở nên u ám, huyền bí hơn
- Làm cho cảnh vật trở nên buồn hơn
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Theo em, thông qua việc miêu tả cảnh chợ Tết, nhà thơ muốn gửi gắm tình cảm, cảm xúc gì?
- Tự hào, ngợi ca bức tranh chợ Tết quê hương tươi đẹp, yên bình
- Xấu hổ vì sự hỗn loạn ở chợ Tết quê hương
- Nhớ thương vì chợ Tết bây giờ đã biến mất
- Háo hức vì sắp đến phiên chợ Tết
Câu 2: Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Đâu là những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
- Sương hồng lam, dải mây trắng đỏ dần, mép đồi xanh
- Yếm thắm đỏ, con bò vàng, tia nắng tía
- Áo the xanh, cỏ biếc, sương trắng
- A, B, C đều đúng
Câu 3: Theo em, tại sao cảnh vật và con người trong phiên chợ Tết lại vui tươi, tràn đầy sức sống như vậy?
- Vì phiên chợ diễn ra vào thời điểm mùa xuân, vạn vật đều ở trạng thái tươi đẹp nhất
- Vì đến Tết ai cũng vui vẻ, háo hức khi năm mới đến
- Vì cuộc sống vùng quê đó yên bình, hạnh phúc
- A, B, C đều đúng
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Theo em, ý nghĩa của những phiên chợ Tết là gì?
- Là một bức tranh văn hóa màu sắc bao đời của người Việt Nam
- Quảng bá hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam
- Là nguồn lợi kinh tế dồi dào của người Việt Nam
- A, B, C đều đúng
Câu 2: Theo em, xu hướng mua bán nào đang rất phát triển trong xã hội hiện đại ngày nay?
- Mua sắm online
- Đi chợ quê mua sắm
- Đi mua sắm vỉa hè
- Đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa
=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 7