Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 7 Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 7 Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 7: CHỢ TẾT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Dấu gạch ngang dùng để làm gì?

  1. Đánh dấu các ý liệt kê
  2. Nối các từ ngữ trong một liên danh
  3. Thay thế cho dấu gạch nối
  4. A và B đúng

Câu 2:  Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong đoạn văn sau

 Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

  1. Cháu con ai?
  2. Thưa ông, cháu là con ông Thư.
  3. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi
  4. A và B đúng

Câu 3: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong đoạn văn sau

Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.

  1. Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
  2. Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
  3. Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
  4. A, B, C đúng

Câu 4: Đâu là ý sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ trong một liên danh?

  1. Chuyến bay đến thành phố Pa-ri khởi hành lúc 2 giờ sáng
  2. Có rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như:

- Nhạc rock

- Nhạc R&B

- Nhạc cách mạng

  1. Con sông ngầm trong hang Sơn Đoòng dài 2 ki-lô-mét
  2. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 100 ki-lô-mét

Câu 5: Đâu là ý sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê?

  1. Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2022 có cầu truyền hình nối bốn điểm Hà Nội – Thái Bình – Hải Phòng – Sơn La
  2. Tác dụng của táo đỏ:

- Tăng cường trí nhớ

- Hỗ trợ tim và huyết áp

- Chống ung thư

  1. Hang Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
  2. Ma-lai-si-a là quốc gia thuộc khu vực châu Á

Câu 6: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 7: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 8: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

Gỏi cá mai là một đặc sản nối tiếng của Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. Nối các từ nằm trong một liên danh.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Câu 9: Đâu là ý có sử dụng dấu gạch ngang?

  1.  Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.
  2. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay
  3. - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì.

    - Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! - Một chị con gái thốt ra.

  1. A, B, C đều đúng

Câu 10: : Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

Những gương mặt tiêu biểu của học sinh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam đã tụ hội về đây trong niềm hân hoan, phấn khởi.

  1. A. Nối các từ nằm trong một liên danh.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  1. Dấu gạch nối sử dụng giống như dấu gạch ngang
  2. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó ngắn hơn dấu gạch ngang
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

Đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình.

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

 

Câu 3: Dòng nào không sử dụng dấu gạch ngang?

  1. Ki-lô-mét
  2. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
  3. Cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.
  4. Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào 

Câu 4: Dòng nào sau đây có sử dụng dấu gạch ngang?

  1. Ra-đi-ô
  2. Lê-nin
  3. Mát-xcơ-va
  4. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Câu 5: Đoạn văn sau đây sử dụng dấu gạch ngang ở đâu?

Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

  1. Hao-ớt Lim-be
  2. Phong Nha – Kẻ Bàng
  3. Không sử dụng dấu gạch ngang
  4. A và B đúng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Dấu gạch ngang được sử dụng ở đâu trong câu văn sau

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ này chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren...

  1. Béc-lin
  2. Dấu gạch ngang nằm ở đầu câu văn
  3. An-dát
  4. Lo-ren

Câu 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 3: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

  1. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

  1. Thay thế cho dấu gạch nối
  2. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  3. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  4. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  1. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  2. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
  3. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
  4. A và B đều đúng.

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay