Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quê hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Quê hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 8: VỀ LẠI GÒ CÔNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ QUÊ HƯƠNG

(20 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU) 

Câu 1: Đâu là nhóm từ chỉ sự vật ở quê hương?

  1. Cây đa, con đò, bến nước, mái đình
  2. Cây đa, bến nước, sân đình, tự hào
  3. Nhớ nhung, thương yêu, mái đình, ngọn núi
  4. Nhà tranh, đống rơm, con diều, tự hào

Câu 2:  Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ quê hương?

  1. Quê quán
  2. Quê hương xứ sở
  3. Thắng cảnh
  4. A và B đúng

Câu 3: Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ quê hương?

  1. Kỳ quan
  2. Quê cha đất tổ
  3. Nguồn gốc
  4. Nơi ở

Câu 4: Đâu là nhóm từ chỉ tình cảm đối với quê hương?

  1. Nhà tranh, đống rơm, con diều, cánh đồng
  2. Cây đa, bến nước, sân đình, tự hào
  3. Nhớ nhung, thương yêu, tự hào, yêu quý
  4. Cây đa, con đò, bến nước, mái đình

Câu 5: Từ nào sau đây dùng để tả dòng sông quê hương?

  1. Hiền hòa
  2. Sừng sững
  3. Óng ả
  4. Ấm áp

Câu 6: Từ nào sau đây dùng để tả cánh đồng quê hương?

  1. Vàng ươm
  2. Trập trùng
  3. Hiền lành
  4. Tĩnh lặng

Câu 7: Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu sau

Tôi sinh ra và lớn lên ở một … … rất thanh bình

  1. Vùng quê
  2. Con diều
  3. Mái đình
  4. Cây đa

Câu 8: Từ nào sau đây dùng để tả phẩm chất của con người quê hương?

  1. Hiền hậu
  2. Chất phác
  3. Giản dị
  4. A, B, C đều đúng

Câu 9: Từ in dậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?

Ở quê nội, cảnh vật thật thanh bình

  1. Để làm gì?
  2. Ở đâu?
  3. Khi nào?
  4. A, B, C đều sai

Câu 10: : Từ in dậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?

Bà đưa em ra vườn hái trái cây.

  1. Để làm gì?
  2. Ở đâu?
  3. Khi nào?
  4. A, B, C đều sai

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Đâu là những từ chỉ đặc điểm của vùng nông thôn?

  1. Thanh bình
  2. Đông đúc
  3. Ồn ào.
  4. Xô bồ

Câu 2: Đâu là những từ chỉ đặc điểm của vùng thành thị?

  1. Thưa thớt
  2. Yên ả
  3. Trong lành.
  4. Sầm uất

 

Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu sau

Mùa lúa chín, cánh đồng trông như …...

  1. Dải lụa vàng
  2. Dải lụa đào uốn lượn
  3. Con rắn khổng lồ
  4. Tòa tháp chọc thủng trời

Câu 4: Đâu là từ giống nghĩa với từ quê hương trong đoạn văn sau

Tây Nguyên là quê cha đất tổ của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

  1. Tây Nguyên
  2. Quê cha đất tổ
  3. Địu vải
  4. Tiếng ngân vang của dòng thác

Câu 5: Người viết miêu tả vẻ đẹp quê hương qua những hình ảnh nào trong đoạn thơ sau?

Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lỡ bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà

  1. Dòng sông
  2. Cánh cò
  3. Đàn bò gặm cỏ
  4. A, B, C đều đúng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Bài ca dao dưới đây thể hiện tình cảm gì đối với quê hương xứ sở?

Thăng Long Hà Nội đô thành,
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô,
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.

  1. Tự hào
  2. Nhớ nhung
  3. Xót xa
  4. Căm ghét

Câu 2: Theo em, tại sao bài ca dao dưới đây tràn ngập cảm xúc tự hào về quê hương xứ sở?

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

  1. Vì nhắc đến danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cua quê hương xứ sở
  2. Vì nhắc đến những chiến công hiển hách của dân tộc trong lịch sử trước quân xâm lược
  3. Vì nhắc đến đặc sản nổi tiếng của quê hương xứ sở
  4. A, B, C đều đúng

Câu 3: Theo em, tại sao bài ca dao dưới đây tràn ngập cảm xúc tự hào về quê hương xứ sở?

Ai lên Phú Thọ thì lên,
Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.
Đền này thờ tổ Nam Phương,
Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng.
Ai ơi nhận lại cho tường,
Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng.
Lên cao chẳng khác đất bằng,
Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.

  1. Vì Phú Thọ là đất tổ, là cội nguồn của con Lạc cháu Hồng, có lễ hội đền Hùng
  2. Vì Phú Thọ đặc sản là bưởi Đoan Hùng
  3. Vì Phú Thọ có nghệ thuật hát Xoan là Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận
  4. Vì Phú Thọ có thắng cảnh, núi non hùng vĩ

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về nỗi nhớ quê hương?

  1. Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm,
    Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.
  2. Bầu ơi thương lấy bí cùng,
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  3. Anh đi anh nhớ quê nhà,
    Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
  4. Ruộng đồng mặc sức chim bay,
    Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự tự hào về cảnh sắc quê hương?

  1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
    Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
  2. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
    Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh
  3. Hải vân bát ngát nghìn trùng
    Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn
  4. A, B, C đều đúng.

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay