Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 1 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 1 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TABÀI 1: CẬU BÉ GẶT GIÓLUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
- Đánh dấu tên tác phẩm (cuốn sách, bài thơ, bài hát…) hoặc tài liệu
- Nối các từ ngữ trong một liên danh
- Thay thế cho dấu gạch nối
- Liệt kê
Câu 2: Đặt dấu ngoặc kép thích hợp vào câu văn sau
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.
- “Bài thơ Cảnh khuya” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.
- Bài thơ “Cảnh khuya” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.
- Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường “Việt Bắc”.
- D. Bài thơ Cảnh khuya được “Chủ tịch Hồ Chí Minh” viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc.
Câu 3: Đoạn văn sau có bao nhiêu dấu ngoặc kép?
Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”.
- 1
- 3
- 5
- 2
Câu 4: Xác định cụm từ có sử dụng dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau
"Thời thơ ấu của Hon-đa" là tác phẩm hồi kí chân thực của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô. Tác phẩm đã cho thấy niềm đam mê bất diệt với máy móc, kĩ thuật của Hon-đa. Chính tuổi thơ dữ dội ấy đã thúc đẩy ông có được thành công như ngày hôm nay.
- Thời thơ ấu của Hon-đa
- Hon-đa Sô-i-chi-rô
- Hon-đa
- D. Tác phẩm hồi kí chân thực
Câu 5: Đâu là dấu ngoặc kép được sử dụng để đánh dấu tên của một tác phẩm trong đoạn văn sau?
Bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên đã khơi gợi cho em những rung cảm sâu sắc. Qua con mắt của nhà thơ, bàn tay mẹ giống như tấm lá chắn bảo vệ con khỏi "mưa sa", bão bùng. Mẹ luôn hi sinh và dành trọn tình yêu thương cho con. Những từ ngữ thân thương để chỉ người con như "cái trăng vàng", "cái trăng tròn" cũng làm em thêm xúc động bởi tình cảm ấm áp, trìu mến của mẹ.
- Cái trăng vàng
- À ơi tay mẹ
- Cái trăng tròn
- Mưa sa
Câu 6: Có bao nhiêu tác phẩm được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau?
“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn rất thành công với nghệ thuật xây dựng nhân vật. Truyện ngắn là kết quả chuyến đi thực tế cuối cùng ở Lào Cai của tác giả, được in năm 1977 trong tập “Giữa trong xanh”, qua đó ca ngợi hình ảnh những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.
- 1
- 5
- 3
- 2
Câu 7: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là niềm thương của người con khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”.
- Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là niềm thương của người con khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”.
- Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là niềm thương của người con khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”.
- Bài thơ “Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương” là niềm thương của người con khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”.
- D. Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là” niềm thương của người con” khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”.
Câu 8: Đâu là câu sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên bài hát?
- Bài thơ “Hắc Hải” của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước.
- “Chúng ta của hiện tại” là bài hát do chính Sơn Tùng M-TP sáng tác
- Có một điểm giống giữa bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Chí Thuật với bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành.
- “Cậu bé gặt gió” là câu chuyện vô cùng cảm động về nghị lực sống
Câu 9: Đâu là câu sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tài liệu?
- Bài đọc “Cậu bé gặt gió” đã cho em rất nhiều bài học quý giá về sự nỗ lực, chăm chỉ
- Bài thơ “Quê hương” mang lại cho em rất nhiều cảm xúc
- Bố em mang sang nhà ông nội rất nhiều tài liệu “Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh”
- “See tình” là sản phẩm âm nhạc vô cùng nổi tiếng của ca sĩ Hoàng Thùy Linh
Câu 10: Đâu là câu sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên bài hát?
- Em rất thích những bài hát của Hoàng Thùy Linh như “See tình”, “Để mị nói cho mà nghe”, “Gieo quẻ”…
- Bài thơ “Cảnh khuya” do Hồ Chí Minh sáng tác
- “Đây là một bài hát buồn” của Jun Phạm lấy cảm hứng từ tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng
- A và C đúng
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Dấu ngoặc kép trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.
- Đánh dấu tên một bài hát
- Đánh dấu tên các vở kịch
- Đánh dấu tên một bài thơ
- Đánh dấu tên tài liệu
Câu 2: Dấu ngoặc kép trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết.
- Đánh dấu tên một bài hát
- Đánh dấu tên các vở kịch
- Đánh dấu tên một bài thơ
- Đánh dấu tên tài liệu
Câu 3: Dòng nào dưới đây sử dụng sai dấu ngoặc kép?
- Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh
- Bài thơ “Hắc Hải” của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước.
- Sau khi đọc hai tác phẩm “Gặp lá cơm nếp” và “ Đồng dao mùa xuân” đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về tình yêu người lính, tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hiện nay.
- “Nhà thơ Thanh Thảo” đã thể hiện sự hòa quyện được giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương một cách tinh tế và hài hòa đến bất ngờ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Câu 4: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong câu văn sau để đánh dấu tên tác phẩm
Có một điểm giống giữa bài thơ Những điều bố yêu của Nguyễn Chí Thuật với bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành.
- Có một điểm giống giữa bài thơ Những điều bố yêu của “Nguyễn Chí Thuật” với bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành.
- Có một điểm giống giữa bài thơ Những điều bố yêu của “Nguyễn Chí Thuật” với bài thơ À ơi tay mẹ của “Bình Nguyên” là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành.
- Có một điểm giống giữa bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Chí Thuật với bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành.
- Có một điểm giống giữa bài thơ “Những điều bố yêu của Nguyễn Chí Thuật” với bài thơ “À ơi tay mẹ của Bình Nguyên” là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành.
Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
“Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm” là nghiên cứu cung cấp cho chúng ta rất nhiều kiến thức hay về căn bệnh trầm cảm.
- Đánh dấu tên một bài hát
- Đánh dấu tên các vở kịch
- Đánh dấu tên một bài thơ
- Đánh dấu tên tài liệu
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Dấu ngoặc kép trong đoạn thơ dưới đây có tác dụng gì?
Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
- Đánh dấu tên một bài hát
- Dẫn lời nói trực tiếp
- Đánh dấu tên một bài thơ
- Đánh dấu tên tài liệu
Câu 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!". Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".
- Đánh dấu tên một bài hát
- Dẫn lời nói trực tiếp
- Đánh dấu tên một bài thơ
- Đánh dấu tên tài liệu
Câu 3: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Đánh dấu tên một bài hát
- Dẫn lời nói trực tiếp
- Đánh dấu tên một bài thơ
- Đánh dấu tên tài liệu
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Dòng nào không phải là công dụng của dấu ngoặc kép?
- Thay thế cho dấu gạch nối
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
- Trích dẫn một nhận định, một câu danh ngôn, một câu nói nào đó
Câu 2: Dòng nào dưới đây dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật?
- “Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người” câu nói của Nguyễn Minh Châu
- Minh “cây hài” lớp 6B người lúc nào cũng bày trò để mọi người cười
- “Những ngày thơ ấu” của tác giả Nguyên Hồng chủ yếu chính là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình luôn bất hòa .
- Hạnh thoạt nghĩ: “Ngày mai chắc chắn sẽ vui lắm!” Bà nội nói với Hiếu rằng: “Cháu trai của bà giỏi lắm!”
=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 1: Cậu bé gặt gió