Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 1 Viết: Bài văn miêu tả con vật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 1 Viết: Bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TABÀI 1: CẬU BÉ GẶT GIÓVIẾT: NHẬN DIỆN BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
VIẾT: NHẬN DIỆN BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường gốm mấy phần?
- 1
- 2
- 4
- 3
Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả con vật là gì?
- Nêu đặc điểm của con vật chọn tả
- Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
- Tả hình dáng, mau sắc
- Nêu tình cảm, cảm xúc
Câu 3: Nhiệm vụ của phần thân bài bài văn miêu tả con vật là gì?
- Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
- Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
- Tả hoạt động hoặc thói quen
- A và C đúng
Câu 4: Nhiệm vụ của phần kết bài bài văn miêu tả con vật là gì?
- Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
- Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
- Tả hoạt động hoặc thói quen
- Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với con vật hoặc loài vật
Câu 5: Đâu là từ ngữ tả thói quen của một loài vật?
- Sừng sững
- Ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Mắt long lanh
- Hai cái tai vểnh
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”. Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em. Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom. Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu. Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn. Hai bên khóe miệng, những sợi ria mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục. Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
Tôm rất thích được vuốt ve, chiều chuộng. Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng. Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm. Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi. Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại. Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm. Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp đệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng. Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn. Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò. Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
Câu 1: Bài văn trên miêu tả con vật gì?
- Con mèo
- Con chó
- Con mực
- Con lợn
Câu 2: Bài văn trên không miêu tả bộ phận nào của con vật?
- Màu sắc, đôi mắt
- Cái đầu, ria mép
- Chân, đuôi
- Lưỡi
Câu 3: Bài văn trên dùng những từ ngữ nào để miêu tả hình dáng của con vật?
- Tròn tròn, nho nhỏ, xinh xinh
- Nhỏ và thon
- Mềm mại
- A, B, C đều đúng
Câu 4: Bài văn trên dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thói quen của con vật?
- Thướt tha, duyên dáng
- Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm
- Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng.
- A và B đúng
Câu 5: Người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì với con vật?
- Yêu quý
- Ghét bỏ
- Lạnh lùng
- Tức giận
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu văn dưới đây dùng hình ảnh so sánh để miêu tả bộ phận nào của con vật?
Đuôi của chú sóc màu vàng nâu, nhạt hơn lông ở thân mình một chút. Lông đuôi chú sóc xù lên như một ngọn chổi, duyên dáng và thật dễ thương.
- So sánh lông đuôi chú sóc với ngọn chổi
- So sánh lông đuôi chú sóc với ngọn cây
- So sánh lông đuôi chú sóc với cây lau nhà
- So sánh lông đuôi chú sóc với rễ cây
Câu 2: Đâu là những hình ảnh so sánh được sử dụng để miêu tả con vật trong đoạn văn dưới đây?
Chân chú như quả bí đao. Bốn chân nhỏ và thon. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra.
- Như quả bí đao
- Như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
- Như ngọn chổi
- A và B đúng
Câu 3: Đâu câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa để miêu tả con vật?
- Cậu mèo mướp có đôi mắt sắc lạnh, trông cậu ta rất uy phong.
- Bé mèo rất buồn vì đã không thức dậy từ sớm, đón tia nắng xuống chơi.
- Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm
- D. A, B, C đều đúng
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 1, 2.
“Hai vây xinh xinh
Cá vàng bơi trong bể nước
Ngoi lên lặn xuống
Cá vàng múa tung tăng”
Lời bài hát quen thuộc vang lên làm em nhớ đến người bạn nhỏ của em: chú cá vàng yêu quý được nuôi trong bể cá nhà em.
Bố em mua chú vào dịp đi chợ xuân năm ngoái và thả vào trong một bể cá lớn của bố và giao cho em chăm sóc chú. Từ ngày có chú cá cái bể cá nhà em như đẹp lên một cách lạ thường. Chú cá có một màu vàng óng lấp lánh rất đẹp, từng lớp vảy cá xếp lên nhau một cách xinh xắn. chú chỉ to bằng bàn tay của em. Chú có cái vây to, đẹp đẽ, mỗi khi chú bơi cái vây lại uốn lượn như một nghệ nhân múa thực thụ. Cái mắt của chú cá vàng to, lúc nào cũng ngơ ngác nhìn xung quanh. Cái miệng bè ra, lúc nào cũng mở ra, đóng lại.
Ở đầu chú có hai cái mang, bố em bảo đó là bộ phận hô hấp của cá nên cái mang đó lúc nào cũng phập phồng để giúp chú cá thở. Cái đuôi chia làm 2 bên với những đường vân tuyệt đẹp. Cái bụng chú to ra mỗi khi em chú ăn, đó là công việc hàng ngày của em trước khi đi học là lấy lọ thức ăn cho cá rắc một ít xuống. mỗi lần như vậy chú ngoi lên đớp lấy đớp để. Ăn no xong chú tung tăng bơi qua, bơi lại trong chiếc bể xinh xắn, vờn những đám hoa trang trí của bể. chú cá nhỏ đó như dư thừa năng lượng vậy, em thấy lúc nào chú cũng bơi không bao giờ ngừng nghỉ. Nhìn chú xong em như tràn đầy năng lượng.
Em rất yêu chú cá vàng nhỏ của mình.
Câu 1: Bài văn trên sử dụng kiểu mở bài nào?
- Mở bài gián tiếp
- Mở bài trực tiếp
- Mở bài mở rộng
- Mở bài không mở rộng
Câu 2: Việc sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa để miêu tả chú cá vàng trong bài văn trên có tác dụng gì?
- Hình ảnh chú cá vàng hiện lên sinh động, gần gũi hơn
- Hình ảnh chú cá vàng hiện lên đáng sợ, nguy hiểm hơn
- Hình ảnh chú cá vàng hiện lên lạnh lùng
- A, B, C đều sai
=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 1: Cậu bé gặt gió