Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 2 Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 2 Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 2: KÌ LẠ THẾ GIỚI THỰC VẬT Ở NAM MỸ

VIẾT: QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường gốm mấy phần?

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Câu 2: Đoạn văn dưới đây miêu tả con gì?

Con trâu nhà bác Năm hôm nay đã được ăn no bụng để đi cày, bụng nó căng khiến cho thân hình nó đẫy đã, chắc khỏe và bóng bẩy. Đôi chân trước và đôi chân sau to chắc khoẻ, bắp chân nổi cuồn cuộn cơ bắp, mỗi bước nó đi là đất ruộng lún sâu xuống. 

  1. Con cá
  2. Con trâu
  3. Con mèo
  4. Con vịt

Câu 3: Đoạn văn dưới đây miêu tả đặc điểm hình dáng gì của con vật?

Điểm nổi bật nhất của những con gà trống là bộ lông sặc sỡ, nhiều màu sắc lại bóng mượt như được bôi dầu. Nhất là phần lông đuôi màu xanh đen óng ả, lông đuôi dài, cong vút, rủ xuống gần chạm chân. Khi con gà trống đi, chiếc đuôi cứ rung rinh đầy vẻ oai vệ. 

  1. Bộ lông
  2. Chiếc mào
  3. Chân
  4. Mắt

Câu 4 Đoạn văn dưới đây miêu tả đặc điểm gì của con vật?

 Lợn là loài vật hiền lành có chút lười biếng, ngoài những lúc đói lợn cất tiếng kêu thì phần lớn thời gian chúng đều ngủ và nằm im trong chuồng.

  1. Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
  2. Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
  3. Đặc điểm về thói quen
  4. Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với con vật hoặc loài vật

Câu 5: Câu văn dưới đây có nội dung gì?

Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn.

  1. Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
  2. Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
  3. Đặc điểm về thói quen
  4. Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với con vật hoặc loài vật

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà em ở gần công viên, mỗi sớm em đều ra đây đi dạo, hít thở không khí trong lành của nắng sáng. Trên những khóm hoa, những lùm cây xanh mướt nào là ong, bướm bay phấp phới. Bên cạnh đó, còn có một loài côn trùng khác mà em thường bắt gặp, đó là những chú chuồn chuồn kim.

Đúng với tên gọi của chúng, thân chuồn chuồn chỉ mảnh như cây kim, dài khoảng 2 đốt tay người, toàn thân màu xanh đen rất dễ ngụy trang vào đám cây cỏ. Chú đậu trên một cây cỏ hong khô đôi cánh dưới ánh ban mai dìu dịu. Tư thế đậu của chú chuồn chuồn kim khác hẳn với những loài còn lại. Chú chắp đôi cánh dọc theo chiều dài cơ thể chứ không hề dang vuông góc ra như anh em họ hàng xa của mình. Bốn chân bé tí teo bám chắc vào ngọn cỏ, mỗi khi có cơn gió thoảng qua lại rung rung như đang nhún nhảy theo giai điệu bình minh.

Đôi cánh của chú mỏng manh và trong suốt như tờ giấy bóng. Nhìn kỹ lại thấy những đường gân chằng chịt như mạng nhện rải khắp mặt cánh. Nhờ có mạng lưới đó, chuồn chuồn kim mới có thể sải cánh bay lượn trên không trung. Em rón rén thật nhẹ đến gần để chú không bị đánh động mà bay mất. Đầu chú quả là tí hon nhưng lại mang một đôi mắt kép khổng lồ. Khác với đồng chủng, chuồn chuồn kim có hai con mắt cách xa nhau hơn, nằm trên đỉnh đầu để tiện quan sát.

Trên thân chuồn chuồn kim phân thành từng khúc và có các vòng cách đều quanh bụng như đốt tre. Bụng của chú lép xẹp, em cảm thấy chú ăn no hay đang đói cũng không thể thấy được thay đổi gì cả. Miệng của chuồn chuồn dạng ống, khép vào mở ra để vươn chiếc lưỡi mảnh cuốn lấy thức ăn. Mỗi khi ăn được món ngon, đuôi chú lại rung rung lên ra chiều thích thú.

Em rất yêu thích loài chuồn chuồn, nhờ chúng mà em có thể biết được thời tiết của ngày hôm đó. Ông em nói chuồn chuồn là người bạn tốt của con người, vì vậy không nên bắt chúng.

 

Câu 1: Bài văn trên miêu tả con vật gì?

  1. Con chuồn chuồn
  2. Con chó
  3. Con mực
  4. Con lợn

Câu 2: Bài văn trên không miêu tả bộ phận nào của con vật?

  1. Thân
  2. Đầu
  3. Cánh
  4. Lưỡi

 

Câu 3: Bài văn trên dùng những từ ngữ nào để miêu tả hình dáng của con vật?

  1. Mong manh
  2. Tí hon, khổng lồ
  3. Rung rung
  4. A, B, C đều đúng

Câu 4: Người viết đã nếu lên vai trò gì của con vật?

  1. Trông giữ nhà
  2. Bắt chuột
  3. Dự báo thời tiết
  4. Bắt sâu bọ

Câu 5: Người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì với con vật?

  1. Yêu thích
  2. Ghét bỏ
  3. Lạnh lùng
  4. Tức giận

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu văn dưới đây dùng hình ảnh so sánh để miêu tả bộ phận nào của con vật?

Thân lợn thon và dài. Em thường cho nó ăn no nên bụng chú lợn lúc nào cũng căng tròn. Cuối thân lợn có một cái đuôi be bé. Chót đuôi cỏ một chùm lông trông như cây chổi cùn bé tí.

  1. So sánh lông đuôi chú lợn với cây chổi cùn bé tí
  2. So sánh lông đuôi chú lợn với ngọn cây
  3. So sánh lông đuôi chú lợn với cây lau nhà
  4. So sánh lông đuôi chú lợn với rễ cây

Câu 2: Người viết dùng hình ảnh so sánh nào để miêu tả lông đuôi con sóc trong đoạn văn dưới đây?

Có lẽ bộ phận đẹp nhất của chú sóc là cái đuôi xù dựng lên hình dấu hỏi ngược. Đuôi của chú sóc màu vàng nâu, nhạt hơn lông ở thân mình một chút. Lông đuôi chú sóc xù lên như một ngọn chổi, duyên dáng và thật dễ thương. 

  1. Xù lên như quả bí đao
  2. Xù lên như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra
  3. Xù lên như một ngọn chổi, duyên dáng và thật dễ thương. 
  4. Xù lên như một chiếc ô khổng lồ

Câu 3: Đâu là câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa để miêu tả con vật?

  1. Chú sóc nâu dâng cho đời nét đẹp tạo hoá đã ban cho nó. Chú sóc chắc cũng có lúc nhớ rừng. Bù lại, ở đây, chú được người chăm sóc, nuôi dưỡng, cho ăn đầy đủ.
  2. Thân chim không lớn lắm, chỉ nhỉnh hơn cổ tay em một chút.
  3. Đôi mắt đỏ tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền, rất khôn.
  4. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Nhà em ở một vùng quê yên bình và trù phú. Quê em sống chủ yếu bằng nghề nuôi cấy lúa và trồng trọt, chăn nuôi. Gia đình em cũng vậy. Ngoài mảnh vườn nhỏ trồng rau ra, mẹ em còn nuôi gà. Trong đó, em thích nhất là chú gà trống.

Chú gà trống này mẹ em đã nuôi được một thời gian rồi nên hiện tại trông nó cứng cáp và lớn lắm. Thân hình cứng cáp cùng hai chiếc cánh lớn, trông chú ta vô cùng có dáng của một con gà trống đầu đàn. Cái đuôi dài cong cong xuống trông vô cùng quý phái. Mỗi lần chú ta bước đi, cái đuôi ấy đều hơi đong đưa làm em đều bật cười. Mỗi lần như vậy, nghe thấy tiếng cười của em, chú ta đều quay lại nhìn em có vẻ như thắc mắc lắm.

Cái cổ hơi dài cùng cái đầu be bé. Cái mỏ màu vàng hơi nhọn giúp gà ta có thể mổ thức ăn dễ dàng. Có lẽ gà trống ta tự hào nhất chính là cái mào đỏ tươi mà chỉ gà trống mới có. Cái mào ấy lớn hơn của gà mái nhiều, và có chút hơi nhọn chưa không cong cong như của gà mái. Chiếc mào ấy có lẽ chính là chiếc vương miện dành cho những con gà trống - "ông vua" đầu đàn của bầy gà. Đôi chân chỉ có ba ngón với những móng vuốt sắc bén để nó có thể bảo vệ bản thân và đồng loại thoát khỏi những con vật độc ác, để nó có thể dùng để bới đất tìm sâu...

Chú gà trống nhà em có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mỗi ngày - đó là báo hiệu một ngày mới đến cho gia đình em. Chú chính là một cái đồng hồ báo thức sống đấy. Trời sáng lên cũng là lúc tiếng gà gáy kêu vang dõng dạc ba tiếng: "Ò...ó...o..." Tiếng gọi ấy kêu vang, không chỉ nhà em nghe thấy mà ngay cả nhà hàng xóm cũng có thể nghe được. Mỗi lần, để chuẩn bị cho viêc đánh thức mọi người và ông mặt trời lười biếng thức dậy, chú ta đều phải nhảy lên đống rơm cao cạnh chuồng, dang cánh ra vỗ phành phạch rồi mới cảm thấy ổn thỏa mà ngửa cổ kêu vang. Tiếng gáy vang xa vô cùng nổi bật. Em chẳng hề cần đến đồng hồ báo thức mà vẫn có thể dậy đúng giờ là nhờ có chú cả đấy.

Chú gà trống nhà em rất ra dáng của một con gà đầu đàn. Khi em cho chúng ăn, nó đều nhường cho những con gà mái và những chú gà con ăn trước, còn bản thân đều chờ đợi tất cả ăn xong rồi mới vào ăn. Không chỉ vậy, gà trống còn có một tình yêu thương và sự chở che vô bờ bến với những chú gà con của đàn. Mỗi ngày, nó đều dẫn đám loắt choắt ấy ra vườn học cách bới đất tìm giun, trông vô cùng giống một ông bố đang dạy cho con của mình những bí quyết khó kiếm vậy.

Em rất yêu chú gà nhà em bởi chú là chiếc đồng hồ của nhà em. Nhờ có chú mà gia đình em luôn nhận biết được thời điểm trong ngày mà không cần phải nhìn đến đồng hồ. Em sẽ chăm soc cho chú thật chu đáo và cẩn thận.

 

Câu 1: Bài văn trên sử dụng kiểu mở bài nào?

  1. Mở bài gián tiếp
  2. Mở bài trực tiếp
  3. Mở bài mở rộng
  4. Mở bài không mở rộng

Câu 2: Nội dung của kết bài trong bài văn trên là gì?

  1. Nêu vai trò của chú gà trống và tình cảm của người viết
  2. Nêu đặc điểm thói quen
  3. Nêu đặc điểm về hình dáng
  4. A, B, C đều sai

 

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 2: Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay