Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 3 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 3 Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 3: TỪ CU-BA

VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn miêu tả con vật thường gốm mấy phần?

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Câu 2: Đoạn văn dưới đây miêu tả con gì?

Ba con chim bồ câu mà bố em nuôi trong vườn đều có bộ lông trắng tinh, mượt mà. Chim bồ câu kiếm ăn dưới mặt đất bằng chiếc mỏ nhỏ nhưng sắc bén, thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là những hạt thóc, hạt lúa rơi vãi trong sân.

  1. Con cá
  2. Con chim bồ câu
  3. Con mèo
  4. Con vịt

Câu 3: Đoạn văn dưới đây miêu tả đặc điểm hình dáng gì của con vật?

Con Ki là giống chó lai, khác với mẹ nó là chó cỏ, chó ta, chắc hẳn vì bố của nó là chó lai nên giờ nó mới to bệ vệ như thế. Màu lông của con Ki cũng rất đặc biệt, phần lông ở đầu đều là màu vàng cỏ úa, nhưng xuống đến lưng lại có những đám lông màu nâu, rồi màu nâu đậm và đến phần đuôi là lông màu đen. Sự pha trộn màu sắc trên bộ lông của nó thật bắt mắt và thú vị. 

  1. Bộ lông
  2. Chiếc mào
  3. Chân
  4. Mắt

Câu 4 Đoạn văn dưới đây miêu tả đặc điểm gì của con vật?

 Thỏ con sẽ quấn vào chân em mỗi khi em đi học về, dùng chiếc đầu nhỏ cọ cọ vào quần em khi chú ta đã đói. Thức ăn yêu thích của chú thỏ nhỏ là rau xanh và các loại củ, đặc biệt là củ cà rốt. Em thích nhất là ngồi nhìn chú thỏ của mình ăn vì khi ấy thỏ rất đáng yêu.

  1. Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
  2. Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
  3. Đặc điểm về thói quen
  4. Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với con vật hoặc loài vật

Câu 5: Câu văn dưới đây có nội dung gì?

 Em rất yêu quý những chú chim bồ câu, chúng không chỉ mang lại trứng cho gia đình em mà còn tạo nên không gian rất yên bình, thoải mái.

  1. Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
  2. Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
  3. Đặc điểm về thói quen
  4. Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với con vật hoặc loài vật

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt. Đó là chú mèo ba xin được ở trong nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng trong nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Mèo Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

 

Câu 1: Bài văn trên miêu tả con vật gì?

  1. Con mèo
  2. Con chó
  3. Con mực
  4. Con lợn

Câu 2: Bài văn trên không miêu tả bộ phận nào của con vật?

  1. Thân
  2. Đầu
  3. Lông
  4. Lưỡi

 

Câu 3: Bài văn trên dùng những từ ngữ nào để miêu tả hình dáng của con vật?

  1. Tròn xoe ngộ nghĩnh
  2. Tròn vành vạnh
  3. Nhanh nhẹn và hoạt bát
  4. A, B, C đều đúng

Câu 4: Người viết đã nếu lên vai trò gì của con vật?

  1. Trông giữ nhà
  2. Bắt chuột
  3. Dự báo thời tiết
  4. Bắt sâu bọ

Câu 5: Người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì với con vật?

  1. Yêu quý
  2. Ghét bỏ
  3. Lạnh lùng
  4. Tức giận

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu văn dưới đây dùng hình ảnh so sánh để miêu tả bộ phận nào của con vật?

KiKi của em có một bộ lông màu xám đen dài và rất mượt mà, mỗi khi vuốt ve bộ lông của nó em đều thấy rất thích thú vì nó mượt và êm như bông vậy.

  1. So sánh bộ lông của KiKi mượt và êm như bông
  2. So sánh bộ lông của KiKi mượt và êm như lụa
  3. So sánh bộ lông của KiKi mượt và êm như tơ
  4. So sánh bộ lông của KiKi mượt và êm như cỏ

Câu 2: Người viết dùng hình ảnh so sánh nào để miêu tả tai của con vật trong đoạn văn dưới đây?

Cái đầu lớn, nổi bật là hai chiếc tai lớn như hai cái lá mít màu hồng hồng, hai cái tai luôn vẫy vẫy không ngừng. Dường như chúng cũng nghe theo tâm trạng của chú, khi chú vui, chúng vẫy liên tục còn khi buồn thì hai cái tai rủ xuống trông rất ngộ.

  1. Hai chiếc tai lớn như hai cái lá ổi màu hồng hồng
  2. Hai chiếc tai lớn như hai cái lá mít màu hồng hồng
  3. Hai chiếc tai lớn như hai cái lá đa màu hồng hồng
  4. Hai chiếc tai lớn như hai cái lá bàng màu hồng hồng

Câu 3: Đâu là câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa để miêu tả con vật?

  1. Thân chim không lớn lắm, chỉ nhỉnh hơn cổ tay em một chút.
  2. Khi bố em tắm cho schú, chú nhảy cẫng lên vì vui sướng, rồi đùa nghịch như một đứa trẻ ham nghịch nước. 
  3. Đôi mắt đỏ tròn xoe như hai hòn bi trông rất hiền, rất khôn.
  4. Trên thân là đôi cánh như hai chiếc quạt nan, màu nâu pha đen.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em ra Hà Nội chơi nhà cậu và được cậu dẫn đi chơi vườn bách thú. Và em đã tận mắt chứng kiến hình ảnh một chú voi khổng lồ. Em mới chỉ biết đến voi qua những bức ảnh, những bài thơ, bài hát. Hôm nay em đã có thể ngắm nhìn nó một cách đầy ngường mộ như vậy.

Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe ngẩy trên thân hình to lớn của chú voi này.

Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.

Đặc biệt 4 cái chân to như bốn cái cột nhà không lồ, đi đi lại lại ở trong chuồng. Những bước đi nặng nề, khập khiễng bởi trọng lượng của voi quá lớn. Bốn cái chân này sẽ dẫm nát những thứ ở xung quanh như cây cỏ hoặc những thứ mà nó không thích.

Hai cái tai cứ ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, thi thoảng lại nằm im lìm. Cái tai đó y hệt như chiếc mo cau của bà nội ở nhà, ra và tròn, có vẻ chắc chắn nữa. Người ta bảo tai voi rất thính, có thể nghe được những âm thanh ở rất xa.

Cái đuôi cứ quật bên này quật bên khác, dài như một cái chổi khồng lồ mà không ai dám động vào.

Voi là động vật to lớn nhưng nó rất hiền lành, em vẫn thấy có nhiều người vào sờ ngà voi và vòi voi. Bởi họ thân thiết và tiếp xúc hằng ngày với nó nên không sợ.

Voi ăn thức ăn rất nhiều, vì như thế mới đủ nuôi cơ thể khổng lồ như nó. Thức ăn chủ yếu mà nó ăn là các loại cỏ, rau, củ quả. Hình như nó không chừa bất cứ loại thức ăn nào.

Nhìn chú voi đi lại thong dong ở trong chuồng em thấy mình được mở mang tầm mắt vì lần đầu tiên chứng kiến một con voi ở ngoài đời thực chứ không phải qua những tấm ảnh.

 

Câu 1: Bài văn trên sử dụng kiểu mở bài nào?

  1. Mở bài gián tiếp
  2. Mở bài trực tiếp
  3. Mở bài mở rộng
  4. Mở bài không mở rộng

Câu 2: Đâu không phải là từ ngừ gợi tả chú voi được sử dụng trong bài văn trên?

  1. Hiền lành
  2. Dày, chắc và bóng nhẫy
  3. To lớn
  4. Hung dữ và nguy hiểm

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 3: Từ Cu-ba

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay