Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 4 Đọc: Thảo nguyên bao la

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 4 Đọc: Thảo nguyên bao la. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 4: THẢO NGUYÊN BAO LA

ĐỌC: THẢO NGUYÊN BAO LA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Thảo nguyên bao la của tác giả nào?

  1. Ai-ma-tốp
  2. Xuân Quỳnh
  3. Thúy Vy
  4. Đoàn Giỏi

Câu 2: Trong bài đọc Thảo nguyên bao la, thảo nguyên chạy dài rồi nhường chỗ cho cái gì?

  1. Những rìa cát loang loáng bao quanh hồ I-xức-kun xa tít
  2. Những dãy núi bao quanh hồ I-xức-kun xa tít
  3. Những con suối bao quanh hồ I-xức-kun xa tít
  4. Những rừng hoa bao quanh hồ I-xức-kun xa tít

Câu 3: Mặt đất ở thảo nguyên được miêu tả như thế nào?

  1. Đã sạch hết tuyết
  2. Trải rộng ra trơ trụi ẩm ướt
  3. Khô cằn, nứt nẻ
  4. A và B đúng

Câu 4: Cánh đồng cày xuân xuất hiện âm thanh gì?

  1. Tiếng người nông dân hò reo
  2. Tiếng máy kéo xình xịch
  3. Tiếng máy gặt xình xịch
  4. Tiếng tàu hỏa xình xịch

Câu 5: Ngọn gió trên thảo nguyên đưa lại tiếng gì?

  1. Tiếng gà gáy
  2. Tiếng chim hót
  3. Tiếng ngựa hí xốn xang
  4. Tiếng máy kéo xình xịch

Câu 6: Vì sao tác giả giật thót người lên khi đến chỗ rẽ ra hồ?

  1. Vì tác giả nhìn thấy những con thiên nga
  2. Vì tác giả nhìn thấy những con cừu
  3. Vì tác giả nhìn thấy những con chó sói
  4. Vì tác giả nhìn thấy những con cá sấu

Câu 7: Trong bài đọc Thảo nguyên bao la, lần thứ mấy tác giả nhìn thấy bầy thiên nga mùa xuân bay về?

  1. Lần thứ nhất
  2. Lần thứ hai
  3. Lần thứ 3
  4. Lần thứ 4

Câu 8: Hồ I-xức-kun ở đâu?

  1. Ở phía Đông Ca-dắc-xtan thuộc vùng Trung Á
  2. Ở phía Nam Ca-dắc-xtan thuộc vùng Trung Á
  3. Ở phía Đông Ca-dắc-xtan thuộc vùng Trung Âu
  4. Ở phía Tây Ca-dắc-xtan thuộc vùng Trung Âu

Câu 9: Đàn chim trắc làm gì trên mặt hồ I-xức-kun?

  1. Bắt cá trên mặt hồ
  2. Múa trên mặt hồ
  3. Lượn vòng trên mặt hồ xanh biếc
  4. Bay trên mặt hồ

Câu 10: Đàn thiên nga như thế nào khi mặt trời khuất dần sau dặng núi?

  1. Lượn đi lượn lại
  2. Cất tiếng kêu rộn rã thảng thốt
  3. Bay vút lên cao, dang cánh chao xuống nước
  4. A, B, C đều đúng

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo em, cuộc sống trên thảo nguyên trong bài đọc Thảo nguyên bao la như thế nào?

  1. Yên bình, hạnh phúc
  2. Hỗn loạn
  3. Ảm đạm
  4. Nghèo đói

Câu 2: Đâu không phải sự vật mà tác giả miêu tả trên thảo nguyên?

  1. Lác đác có những mái lều mới dựng lên
  2. Những người chăn súc vật đã ra các đồng cỏ mùa xuân
  3. Những làn khói sóng bốc lên từ mái lều
  4. Những con trâu lim dim ngâm mình dưới sông

Câu 3: Đâu không phải là âm thanh được miêu tả trong bài đọc Thảo nguyên bao la?

  1. Tiếng ngựa hí
  2. Tiếng chim hót ríu rít trong các tán cây
  3. Tiếng kêu của bầy thiên nga rộn rã thảng thốt
  4. Tiếng máy kéo xình xịch

Câu 4: Qua bài đọc Thảo nguyên bao la, em thấy sự xuất hiện của con người trên thảo nguyên như thế nào?

  1. Đông đúc
  2. Thưa thớt
  3. Không có sự xuất hiện của con người
  4. A, B, C đều đúng

Câu 5: Đâu là những từ ngữ gợi tả âm thanh được sử dụng trong bài đọc Thảo nguyên bao la?

  1. Xình xịch
  2. Xốn xang
  3. Rộn rã
  4. A, B, C đều đúng

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Theo em, hình ảnh “thảo nguyên chạy dài từ các dãy núi xuống tận chân trời” nói lên điều gì?

  1. Thảo nguyên rất nhỏ bé
  2. Thảo nguyên vô cùng rộng lớn, trải dài bất tận
  3. A và B đều đúng
  4. A và B đều sai

Câu 2: Đâu là hình ảnh báo hiệu mùa xuân đã về trên thảo nguyên?

  1. Những làn khói xám bốc lên
  2. Lác đác có những mái lều mới dựng lên
  3. Mặt đất đã hết tuyết, trải rộng ra, trơ trụi, ẩm ướt
  4. Đàn chim trắng lượn vòng trên mặt hồ xanh biếc

Câu 3: Qua bài đọc Thảo nguyên bao la, em thấy tình cảm gì của tác giả?

  1. Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống
  2. Tình yêu quê hương, xứ sở
  3. Tình yêu gia đình sâu sắc
  4. A và B đúng

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Theo em, con người nên có thái độ như thế nào đối với thiên nhiên?

  1. Chung sống hòa hợp, bảo vệ thiên nhiên
  2. Hủy hoại thiên nhiên
  3. Tận diệt thiên nhiên
  4. Bỏ mặc thiên nhiên

Câu 2: Theo em, tình yêu quê hương, xứ sở là gì?

  1. Tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên.
  2. Là một thứ tình cảm được xây dựng bằng lòng tin, thời gian, trong sáng và chân thành giữa hai hoặc nhiều cá thể với nhau
  3. Là tình cảm đặc biệt giữa cha và con cái. 
  4. Là tình cảm giữa thầy cô và học trò

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 4: Thảo nguyên bao la

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay