Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 7 Bài 7 Viết: Viết bài văn miêu tả con vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 7 Bài 7 Viết: Viết bài văn miêu tả con vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI QUANH TA

BÀI 7: RỪNG MƠ

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn miêu tả con vật là gì?

  1. Nêu đặc điểm của con vật chọn tả
  2. Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
  3. Tả hình dáng, mau sắc
  4. Nêu tình cảm, cảm xúc

Câu 2: Nhiệm vụ của phần kết bài bài văn miêu tả con vật là gì?

  1. Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng
  2. Giới thiệu về con vật hoặc loài vật
  3. Tả hoạt động hoặc thói quen
  4. Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với con vật hoặc loài vật

Câu 3: Có bao những kiểu mở bài nào cho bài văn miêu tả con vật?

  1. Mở bài trực tiếp
  2. Chỉ có kiểu mở bài gián tiếp
  3. Mở bài mở rộng
  4. Mở bài không mở rộng

Câu 4. Đoạn văn dưới đây miêu tả con vật gì?

Chú bò sữa thân hình rất lớn, dài khoảng hai mét, cao gần một mét và nặng khoảng ba trăm ki lô gam. Chú có lớp da màu trắng, điểm trên đó là các đốm đen với các hình danh lạ mắt khác nhau rất thú vị. Thân mình to, chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Tấm lưng dài, bóng mượt. 

  1. Con bò
  2. Con chó
  3. Con voi
  4. Con lợn

Câu 5: Đoạn văn dưới đây miêu tả đặc điểm gì của con vật?

Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ công việc cày bừa hay kéo léo, kéo ngô,... Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”

  1. Hình dáng
  2. Thói quen
  3. Vai trò
  4. Tính cách

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Những con vật gắn với nhà nông thì có rất hiểu con vật. Mỗi con có một lợi ích riêng một đối với người dân. Nhưng trong số đó con vật mà tôi yêu thích nhất có lẽ đó chính là con lợn.

Tuần trước bố tôi có mua một con lợn làm giống về. Con lợn nhìn rất đẹp Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn của giống nòi truyền lại làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Nhìn từ xa, chú giống như con bạch mã non vài tháng tuổi. Mỗi lần sục vào máng cám ăn y như một ống hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng của những cơn mưa mùa hạ. Mỗi khi nó ăn nó uống cạn phần nước rồi mới ăn phần cái. Khi ăn chiếc đuôi của nó cứ ve vẩy, bố nói nó làm như thế để đuổi ruồi muỗi. Bố nói bây giờ người ta còn cắt đuôi lợn để nuôi cho nó năng suất. Thấy thế tôi liền bảo bố đừng cắt đuôi bởi con lợn mà không có đuôi thì còn gì là con lợn nữa. Bố cười và nói bố không cắt đâu thấy thế tôi vui lắm rối rít cảm ơn bố.

Để cho lợn mau lớn nhà tôi còn cho nó ăn trộn cám với rau chuối và cả bèo nữa và có khi còn có cả nữa. Bốn chân lợn chắc khỏe và cao nần nẫn từng tầng thịt một. Mỗi khi được tắm chú thích lắm mặt cứ hướng về chiếc vòi mồm thì mở ra để được uống nước nữa. Lúc đó nhìn chú thật là thích.

Khi nó ăn thì chỉ một thoáng, máng cám đã nhẵn thín như ai chùi. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao! Từ máng cám đến góc chuồng chỉ độ ba sải tay của em mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mới lết tới được, rồi ngã bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở.

Những lúc như thế, nhìn đôi mắt của nó toàn tròng trắng cứ đờ đẫn ra y như chú đang ở trạng thái phê phê, thật buồn cười. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua phất lại như cám ơn mọi người cho chú chén những bữa no say mãn nguyện như thế.

Cái lỗ mũi dài, ươn ướt như người bị cảm cúm. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì kêu eng éc… Thân chú to và rất dài. Vì được chăm sóc cẩn thận nên cái bụng chú lúc nào cũng căng tròn, đầy những thịt. Nước da màu hồng nhạt, đẹp như màu hoa đào những ngày xuân.

Cái bộ chú ăn mới thô tục làm sao! Nếu đã quá bữa mà chưa cho nó ăn. Thì chú sẽ kêu thật ầm ĩ cho đến khi nào có người cho ăn mới thôi. Mỗi lần ăn thì chú ăn lia lịa, cám, cháo, lá môn… dính trên mõm không biết bao nhiêu mà kể.

Tôi rất yêu chú lợn này, mỗi khi rảnh rỗi tôi thường giúp bố băm bèo cho lợn mau lớn, mỗi khi nhìn chú lợn tôi cảm thấy như được vui hơn rất nhiều.

 

Câu 1: Người viết đã quan sát như thế nào để miêu tả con lợn trong bài văn trên?

  1. Hời hợt, qua loa
  2. Tỉ mỉ, chi tiết
  3. Người viết không quan sát, miêu tả theo lời kể của người khác
  4. Chỉ tả bao quát hình dáng con vật

Câu 2: Bài văn trên miêu tả đặc điểm nào của con lợn?

  1. Hình dáng
  2. Màu sắc
  3. Vai trò
  4. Công dụng

 

Câu 3: Đoạn văn trên dùng những hình ảnh so sánh nào để miêu tả hình dáng con vật?

  1. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao!
  2. Hai cái tai thì như hai cái lá mít
  3. Thân chú to và rất dài
  4. Cái bộ chú ăn mới thô tục làm sao!

Câu 4: Đoạn văn trên dùng những từ ngữ gợi tả nào để miêu tả hình dáng con vật?

  1. Uyển chuyển
  2. Duyên dáng
  3. Hùng dũng
  4. Ì à ì ạch

Câu 5: Người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì với con vật?

  1. Yêu quý
  2. Ghét bỏ
  3. Lạnh lùng
  4. Tức giận

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Kết bài dưới đây có nội dung gì?

Đàn gà của gia đình em cứ mỗi ngày một đông thêm. Nghe tiếng gà “cục tác...cục tác...”, em thấy rất thích. Nó là kho báu của mẹ em, mang đến rất nhiều quả trứng thơm ngon cho gia đình em. Nó được mẹ em chăm chút và biệt đãi.

  1. Nêu nguồn gốc của con vật
  2. Nêu màu sắc của con vật
  3. Giới thiệu con vật chọn tả
  4. Nêu tình cảm, cảm xúc với con vật

Câu 2: Mở bài dưới đây có nội dung gì?

Trong gia đình em, bố và em rất yêu thích động vật. Đặc biệt là bố em, bố rất thích chăm sóc và nuôi những con vật nhỏ xinh. Em còn nhớ, cách đây hai năm, sau chuyến đi công tác dài ngày, bố em đã mang về một chú chó con màu đen tuyền còn bé rất đẹp. Từ ngày ấy, chú chó trở thành người bạn thân thiết với gia đình em đến tận bây giờ.

  1. Kể một kỉ niệm để giới thiệu con vật chọn tả
  2. Nêu đặc điểm hình dáng của con vật chọn tả
  3. Nêu tình cảm, cảm xúc với con vật chọn tả
  4. Nêu vai trò của con vật chọn tả

Câu 3: Đâu là câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa để miêu tả con vật?

  1. Bộ da của nó lúc nào cũng đỏ gắt lên như đang giận dữ một điều gì đó. 
  2. Những chú chim thật điệu đà với cái áo trắng, được trang điểm với chiếc vòng cổ màu đen. 
  3. Con mái đi kiếm mồi, còn con trống ở nhà ấp trứng
  4. Những chiếc chân giống như những mái chèo giúp chúng bơi được ở dưới nước. 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Trong số những vật nuôi được nuôi trong nhà, con vật mà em yêu thích nhất đó chính là chú thỏ trắng.

Trong một lần đi chợ cùng mẹ ngày cuối tuần, em đã được mẹ mua cho một chú thỏ trắng rất đáng yêu. Vì em rất thích thỏ nên khi mẹ mua tặng cho em, em đã rất vui sướng. Chú thỏ của em có màu trắng như tuyết, bộ lông dày và rất mềm mại, mỗi khi chơi đùa cùng chú thỏ, vuốt ve bộ lông của chú em đều cảm thấy rất thoải mái. Chú thỏ có hai chiếc tai rất dài ở trên đầu, chiếc mũi nhỏ xinh, chiếc miệng nhỏ nhưng có hai chiếc răng dài trông rất đáng yêu.

Đôi mắt của chú thỏ rất tròn và to, lúc nào cũng long lanh sáng. Chú thỏ có bốn chân nhỏ xinh có thể chạy nhanh thoăn thoắt. Chú thỏ của em rất hiền lành và ngoan ngoãn, khi được em ôm thì chúng nằm rất ngoan, thỉnh thoảng còn dùng chiếc lưỡi nhỏ liếm liếm vào tay em làm em rất nhột. Thỏ cũng có rất nhiều màu khác nhau như màu xám, nâu xám, nhưng em thích nhất là những chú thỏ màu trắng vì em thấy màu trắng làm cho chú thỏ đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều.

Thức ăn chính của thỏ chính là các loại rau củ sạch, trong đó thức ăn mà thỏ thích nhất đó chính là củ cà rốt. Mỗi khi được em mang cà rốt lại chuồng thì chú thỏ đều rất vui mừng, dùng hai chiếc răng dài và sắc gặm từng miếng nhỏ trông rất đáng yêu. Ngoài ra thỏ còn có thể ăn cỏ, lá cây và cả ngũ cốc. Thỏ ăn rất ít nên nuôi thỏ không hề tốn kém chút nào. Khi mua thỏ về bố em đã làm cho thỏ một chiếc chuồng nhỏ bằng gỗ trông rất xinh xắn. Đây sẽ là ngôi nhà mới của thỏ.

Ban đầu thì nó chưa quen nên chạy qua chạy lại khắp chuồng nhưng chỉ một thời gian sau, khi đã dần quen với ngôi nhà này thì nó nằm trong chuồng rất ngoan ngoãn. Khi em mang thức ăn vào thì nó đều chạy lại gần, có vẻ nó cũng rất vui sướng. Con thỏ nhà em không thích tắm chút nào, mỗi khi được em mang ra sân giếng để tắm thì nó đều ngọ nguậy thân mình, có khi vẫy mạnh hai chiếc tai lớn làm xà bông bắn đầy vào người em. Tuy tắm cho thỏ có hơi khó khăn nhưng em rất vui, đặc biệt khi tắm xong, lông thỏ lại trở lên trắng muốt trông rất đẹp.

Thỏ là con vật em yêu thích nhất, cùng là người bạn thân mà em thường xuyên chơi đùa. Mỗi khi đi đâu chơi xa em đều cảm thấy rất nhớ chú thỏ của mình.

 

Câu 1: Mở bài và kết bài của bài văn miêu tả con thỏ thuộc kiểu nào?

  1. Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng
  2. Mở bài trực tiếp, kết bài gián tiếp
  3. Mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng
  4. Mở bài gián tiếp, kết bài không mở rộng

Câu 2: Theo em, những hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài văn miêu tả con thỏ có tác dụng gì?

  1. Giúp cho cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn hơn
  2. Giúp con vật hiện lên đáng sợ, nguy hiểm hơn
  3. Giúp bài viết ngắn gọn, dễ hiểu hơn
  4. Giúp con vật hiện lên chân thực, gần gũi hơn

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 7: Rừng mơ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay