Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 8 Bài 3 Đọc: Nàng tiên Ốc
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 8 Bài 3 Đọc: Nàng tiên Ốc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY THÂN ÁIBÀI 3: NÀNG TIÊN ỐCĐỌC: NÀNG TIÊN ỐC
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (10 CÂU)
ĐỌC: NÀNG TIÊN ỐC
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Nàng tiên ốc của tác giả nào?
- Đinh Hằng
- Phan Thị Thanh Hằng
- Hà Đình Cẩn
- Đoàn Giỏi
Câu 2: Bài thơ Nàng tiên ốc có mấy khổ thơ?
- 3
- 2
- 4
- 5
Câu 3: Bà lão nghèo trong bài thơ Nàng tiên ốc làm nghề gì để sinh sống?
- Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
- Bà lão kiếm sống bằng nghề nuôi ốc gia truyền.
- Bà lão kiếm sống bằng nghề bán hàng nước chè.
- Bà lão kiếm sống bằng nghề đồng áng
Câu 4: Bà lão đã làm gì khi bắt được một con ốc đẹp và khác với những con ốc bình thường?
- Bà lão đem ra chợ bán với giá cao.
- Bà lão đem về rửa sạch rồi tặng cho cô con gái.
- Bà lão thả ra vì nghe thấy tiếng cầu khẩn của con ốc.
- Bà lão thấy thương, không muốn bán nên đem về nhà thả vào chum nước để nuôi.
Câu 5: Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
- Mỗi ngày trở về trong nhà bà đều phát hiện trong nhà có thêm một đồ vật mới.
- Mỗi ngày trở về nhà, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
- Mỗi ngày trở về , bà phát hiện ra nhà lại bị mất đi một số đồ vật quý.
- Mỗi ngày trở về nhà, bà đều ngửi thấy một mùi thơm kì lạ mà trước nay bà chưa từng thấy.
Câu 6: Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?
- Thấy con Ốc xanh bà đem về đang làm việc nhà.
- Thấy từ trong vỏ ốc xanh hiện ra hai người con gái vô cùng xinh đẹp.
- Thấy một nàng tiên từ trong chum bước ra.
- Thấy con Ốc mà bà đem về đã bò ra khỏi chum và đang bò xung quanh nhà.
Câu 7: Sau khi biết được từ trong vỏ ốc có nàng tiên chui ra, bà lão đã làm gì?
- Bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên không cho chui vào nữa.
- Kể từ đó, ngày nào bà lão cũng về sớm để rình xem nàng tiên Ốc làm những gì.
- Bà lão hốt hoảng kêu lên rồi hô hoán làng xóm sang.
- Bà lão sợ hãi chạy khỏi nhà.
Câu 8: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Nàng tiên vô cùng tức giận vì bà lão đã đập vỡ chiếc vỏ của mình nên quyết định trừng phạt bà lão.
- Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.
- Nàng tiên sợ hãi biến mất, từ đó bà lão không còn thấy nàng tiên hiện lên nữa.
- Vỏ ốc từ từ lành lại, nàng tiên chui nhanh vào vỏ ốc và từ đó không bao giờ chui ra nữa.
Câu 9: Con ốc đẹp và khác những con ốc bình thường như thế nào?
- Xinh xinh, vỏ biêng biếc xanh
- Xinh xinh, vỏ phơn phớt hồng
- Xinh xinh, vỏ vàng óng ả
- Xinh xinh, vỏ đỏ rực rỡ
Câu 10: Trong bài thơ Nàng tiên ốc, bà lão bắt được bao nhiêu con ốc xinh?
- 1
- 2
- 3
- 4
- THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Nàng tiên ốc có nội dung gì?
- Ca ngợi lòng nhân hậu của bà lão nghèo khó, bà đã được nàng tiên ốc đền đáp xứng đáng
- Ca ngợi sự xinh đẹp của nàng tiên ốc
- Ca ngợi vẻ đẹp của con ốc xinh
- Ca ngợi sự thông minh của bà lão nghèo khó
Câu 2: Hành động “đập vỡ vỏ ốc xanh” và “ôm lấy nàng tiên" của bà cụ thể hiện điều gì?
- Bà ghét nàng tiên Ốc nên bà không muốn nàng quay lại vỏ ốc
- Bà không muốn nàng tiên Ốc sống trong vỏ ốc nữa mà muốn nàng sống cùng bà như một đứa con.
- Bà muốn giữ nàng tiên Ốc lại để làm việc nhà cho mình
- A, B, C đều sai
Câu 3: Theo em, cách kể chuyện của tác giả có gì thú vị?
- Kể chuyện bằng thơ giúp cho câu chuyện có tính nhịp điệu hơn, ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung.
- Kể chuyện dài dòng, nhiều chi tiết nhân hóa
- Tác giả dùng nhiều chi tiết so sánh thú vị
- Tác giả dùng nhiều trạng ngữ
Câu 4: Theo em, nàng tiên Ốc có những phẩm chất gì?
- Chăm chỉ, siêng năng
- Hiền thảo, khéo léo
- Lười biếng
- A và B đúng
Câu 5: Theo em, bà lão nghèo khổ có những phẩm chất gì?
- Nhân hậu
- Độc ác
- Tham lam
- Lười biếng
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là biểu hiện của lòng nhân hậu?
- Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người.
- Cảm thông, sẵn sang chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn
- Tình tình hiền hậu, không nghịch ác hoặc xúc phạm người khác.
- A, B, C đều đúng
Câu 2: Đâu là câu tục ngữ nói về đức tính của bà lão nghèo khổ trong bài thơ Nàng tiên Ốc?
- Ở hiền gặp lành
- Lá lành đùm lá rách
- Nhanh như chớp
- Môi hở răng lạnh
Câu 3: Theo em, đâu là bài học rút ra từ bài thơ Nàng tiên Ốc?
- Sống ở đời phải biết yêu thương lẫn nhau, quý trọng nhau dù không phải là ruột thịt thì con người ắt sẽ có được hạnh phúc trong tương lai.
- Phải chăm chỉ làm việc nhà mới được yêu thương, quý trọng
- Phải chăm chỉ đi mò cua bắt ốc thì mới được hạnh phúc
- A, B, C đều sai
- VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Câu "Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn" nằm trong truyện cổ tích nào?
- Sọ Dừa
- Thạch Sanh
- Tấm Cám
- Thánh Gióng
Câu 2: Đâu là truyện cổ tích có nội dung về lòng nhân hậu?
- Tấm Cám
- Bánh chưng, bánh giầy
- Ba lưỡi rìu
- Cậu bé Tích Chu
=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 8 bài 3: Nàng tiên Ốc