Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

BÀI 2: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

VIẾT: TRẢ BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH (Bài viết số 1)

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

(Bài viết của học sinh)

Câu 1: Buổi sáng, dòng sông được miêu tả như thế nào?

A. Như một dải lụa đào thướt tha.

B. Lấp loáng một màu nắng chói chang.

C. Rộn rã cả khúc sông với tiếng gõ lanh canh.

D. Lung linh dát vàng trong ánh trăng tròn vành vạnh.

Câu 2: Trong đoạn văn, vào buổi trưa, mặt sông có sự biểu hiện như thế nào?

A. Lấp loáng một màu nắng chói chang.

B. Rộn rã cả khúc sông với tiếng gõ lanh canh.

C. Lung linh dát vàng trong ánh trăng tròn vành vạnh.

D. Thảnh thơi và sảng khoái.

Câu 3: Hoạt động nào được mô tả vào buổi chiều trong đoạn văn?

A. Ngắm bóng mình dưới nước.

B. Ra sông tắm và đùa nghịch.

C. Hóng mát và ngắm cảnh từ bờ sông.

D. Đánh cá và làm náo nhiệt sông.

Câu 4: Trong đoạn văn, vào buổi tối, dòng sông trở thành điều gì?

A. Một khúc sông rộn rã tiếng gõ lanh canh.

B. Một dải lụa đào thướt tha.

C. Một đường trăng lung linh dát vàng.

D. Một đường trăng tròn vành vạnh.

Câu 5: Hoạt động nào thường diễn ra sau khi học bài xong theo đoạn văn?

A. Đánh cá và làm rộn rã khúc sông.

B. Ra sông tắm và đùa nghịch.

C. Gõ lanh canh để đánh cá.

D. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hóng mát.

Câu 6: Cảm giác của bạn nhỏ khi ngồi trên bờ sông vào buổi tối được miêu tả như thế nào?

A. Hồn nhiên và thư thái.

B. Sôi động và hào hứng.

C. Buồn bã và nặng nề.

D. Hồi hộp và háo hức.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Đâu là đề bài cho bài văn miêu tả phong cảnh?

A. Hãy viết bài văn miêu tả cảnh đẹp trên quê hương em.

B. Viết bài văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đi tham quan tại vịnh Hạ Long.

C. Phong cảnh tại đầm Vân Long rất đẹp. Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận sau khi được đi tham quan tại đây.

D. Viết bài văn miêu tả ngoại hình của nhân vật hoạt hình mà em yêu thích.

Câu 2: Trong bài văn tả phong cảnh, bố cục bài văn thường có những phần nào?

A. Chỉ có một phần duy nhất để tả chi tiết phong cảnh.

B. Phần mở bài giới thiệu phong cảnh, phân thân bài miêu tả phong cảnh và phần kết bài bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ thực tế.

C. Phần mở đầu tả chi tiết phong cảnh, phần thân bài giới thiệu phong cảnh và phần kết bài đánh giá, nhận xét về phong cảnh.

D. Không cần có bố cục rõ ràng, tùy vào cảm xúc của người viết.

Câu 3: Trong bài văn tả phong cảnh, điều gì quan trọng nhất mà người viết cần chú ý?

A. Chỉ nên miêu tả về màu sắc của phong cảnh.

B. Sử dụng ngôn từ sinh động, hình ảnh nổi bật của phong cảnh để miêu tả.

C. Miêu tả hoạt động của con người diễn ra tại phong cảnh được miêu tả.

D. Lựa chọn từ ngữ khó hiểu để làm nổi bật bài văn.

Câu 4: Trong bài văn tả phong cảnh, tại sao việc sử dụng ngôn từ sinh động, hình ảnh nổi bật của phong cảnh để miêu tả là rất quan trọng?

A. Để bài văn trở nên dài và chi tiết hơn.

B. Để bài văn được hay hơn và giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn về vẻ đẹp của phong cảnh được miêu tả.

C. Để tránh việc nhàm chán cho người đọc.

D. Để gây cảm giác dễ chịu, thích thú cho người đọc.

III. VẬN DỤNG (3 câu)

 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Hoa gạo

Một màu rực rỡ

Nhuộm đỏ tháng ba

Mùa hoa gạo nở

Rụng đầy lối qua.

Ai làm ra gạo

Không phải lúa đâu

Nắng làng quê đấy

Ẩn mình bấy lâu.

Nắng vào lòng đất

Rồi lên thân cây

Đợi ngày mở mắt

Nở ra cánh dày.

Cũng như bé đấy

Chăm chỉ không thôi

Mùa thi nở rộ

Những hoa điểm mười.

(Nguyễn Lam Thắng)

Câu 1: Mùa hoa gạo thường nở vào thời điểm nào trong năm?

A. Tháng Mười.

B. Tháng Ba.

C. Tháng Tám.

D. Tháng Mười Hai

Câu 2: Màu sắc chủ đạo của hoa gạo được mô tả như thế nào?

A. Màu đỏ tươi.

B. Màu trắng.

C. Màu vàng.

D. Màu xanh lá cây.

Câu 3: Ý nghĩa của câu thơ “Nắng làng quê đấy, ẩn mình bấy lâu” là gì?

A. Nắng là nguồn năng lượng cần thiết cho cây gạo phát triển.

B. Nắng làm cho hoa gạo nở rộ.

C. Nắng làm cho màu sắc của hoa gạo rực rỡ.

D. Nắng làm cho cây gạo đẹp hơn.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Danh lam thắng cảnh nào được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới?

A. Phố cổ Hội An.

B. Động Am Tiên.

C. Hồ Gươm.

D. Chùa Một Cột.

Câu 2: Danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long nằm ở thành phố nào?

A. Thành phố Hà Nam.

B. Thành phố Hà Nội.

C. Thành phố Quảng Ninh.

D. Thành phố Huế.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 2: Trả bài văn tả phong cảnh (Bài viết số 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay