Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Bài văn tả phong cảnh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Bài văn tả phong cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ
BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI
VIẾT: BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài văn tả phong cảnh gồm mấy phần?
A. 3 phần. | B. 4 phần. | C. 6 phần. | D. 2 phần. |
Câu 2: Phần mở bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
A. Miêu tả sự thay đổi của phong cảnh.
B. Giới thiệu khái quát về phong cảnh.
C. Miêu tả bao quát vẻ đẹp phong cảnh.
D. Nêu cảm nhận về phong cảnh.
Câu 3: Phần thân bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
A. Tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
B. Tả từng phần của phong cảnh.
C. Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
D. Nêu suy nghĩ về phong cảnh.
Câu 4: Phần kết bài của bài văn tả phong cảnh có nội dung là gì?
A. Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh hoặc liên hệ thực tế.
B. Nêu ấn tượng đầu tiên về phong cảnh.
C. Nêu sự thay đổi của phong cảnh.
D. Nêu điểm độc đáo nhất của phong cảnh.
Câu 5: Đâu là điểm cần chú ý khi viết bài văn tả phong cảnh?
A. Trình tự miêu tả phong cảnh.
B. Chọn được phong cảnh nổi tiếng.
C. Có sự am hiểu sâu rộng về phong cảnh.
D. Phong cảnh phải mang giá trị lịch sử, văn hóa.
Câu 6: Đâu không phải là cách miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh?
A. Tả từng phần của phong cảnh.
B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
C. Tả theo trình tự thời gian.
D. Tả theo sự nổi tiếng của các phần trong phong cảnh.
Câu 7: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong bài văn tả phong cảnh?
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác.
A. Thân bài tả từng phần của phong cảnh.
B. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
C. Mở bài.
D. Kết bài.
Câu 8: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?
Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc”, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.
Phong cảnh vùng này quả thật là đẹp. Đứng trên núi Chung, nhìn sang bên trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang bên phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi, là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
A. Mở bài.
B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
C. Thân bài miêu tả từng vẻ đẹp của phong cảnh.
D. Kết bài.
Câu 9: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào của bài văn tả phong cảnh?
Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống ở đây có một cái gì mặn mà, ấm áp.
A. Mở bài.
B. Thân bài miêu tả sự thay đổi của phong cảnh theo mùa.
C. Thân bài tả bao quát vẻ đẹp của phong cảnh.
D. Kết bài.
Câu 10: Đâu là từ để miêu tả phong cảnh?
A. Tốt đẹp.
B. Thanh bình, yên tĩnh.
C. Hào hứng.
D. Nhạy cảm, tinh tế.
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Đọc bài văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Đà Lạt Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng. Nằm trên độ cao 1500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là nơi nghỉ mát lí tưởng của du khách chẳng những vì không khí mát lành mà còn bởi những cảnh đẹp đến nao lòng. Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. Suối Vàng có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào. Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn. Trong nắng ấm, bầu trời Đà Lạt không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiếu xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê. Cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm. Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ. Hương hoa hoà với hương ngàn thông làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng. Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh”. (Theo Ay Dun và Lê Tấn) |
Câu 1: Bài văn tả phong cảnh gì?
A. Thành phố Đà Lạt.
B. Vườn hoa ở Đà Lạt.
C. Thác Cam Ly ở Đà Lạt.
D. Suối Vàng ở Đà Lạt.
Câu 2: Cảnh được miêu tả như thế nào trong bài văn trên?
A. Miêu tả sự thay đổi của cảnh vật trong một ngày.
B. Miêu tả sự thay đổi của cảnh vật trong một năm.
C. Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.
D. Miêu tả toàn bộ cảnh sắc Đà Lạt.
Câu 3: Phần kết bài có nội dung gì?
A. Nêu đặc điểm của phong cảnh Đà Lạt.
B. Nêu nhận xét về phong cảnh Đà Lạt.
C. Liên hệ thực tế.
D. Giới thiệu chung về Đà Lạt.
Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của phong cảnh Đà Lạt được miêu tả trong đoạn văn?
A. Địa hình, khí hậu.
B. Thác Cam Ly.
C. Suối Vàng.
D. Thung lũng ngàn hoa.
Câu 5: Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả cảnh vật?
Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ.
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Điệp từ.
D. Điệp ngữ.
Câu 6: Cảm xúc, tình cảm của tác giả trong bài văn Đà Lạt là gì?
A. Yêu mến, trân trọng, tự hào.
B. Vui vẻ, háo hức, phấn khởi.
C. Lo lắng, sợ hãi.
D. Mệt mỏi, buồn chán.
III. VẬN DỤNG (02 CÂU)
Câu 1: Khi miêu tả phong cảnh, em cần chú ý điều gì sau đây?
A. Bài viết phải dài, phải thật chi tiết.
B. Phải miêu tả tất cả các sự vật có trong phong cảnh.
C. Phải làm nổi bật được đặc điểm của phong cảnh.
D. Cần đưa nhiều hình ảnh sinh động vào bài viết.
Câu 2: Theo em, để bài viết thêm sinh động, em cần sử dụng những hình ảnh nào để miêu tả phong cảnh?
A. Hình ảnh so sánh.
B. Hình ảnh nhân hóa.
C. Hình ảnh không có thực.
D. Hình ảnh nhân hóa, so sánh.
IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Khi miêu tả phong cảnh, em sẽ được bỗi dưỡng tình cảm gì?
A. Tình yêu văn học.
B. Sự sẻ chia.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Tình yêu thương.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Bài văn tả phong cảnh