Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 Chân trời bài 1: Chiều dưới dân núi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Chiều dưới dân núi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 1: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI

ĐỌC: CHIỀU DƯỚI CHÂN NÚI

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Chiều dưới chân núi miêu tả phong cảnh vào thời điểm nào?

A. Mùa hè.

B. Mùa đông.

C. Mùa thu.

D. Mùa xuân.

Câu 2: Nhân vật trong bài đọc Chiều dưới chân núi đang đi lang thang ở đâu?

A. Dưới một thung lũng.

B. Trong một ngôi làng nhỏ.

C. Trong khu rừng yên tĩnh đầy thông.

D. Trên một thảo nguyên.

Câu 3: Chiếc áo của bạn Bống có đặc điểm gì?

A. Trắng như một cánh bướm, bay phấp phới trên lối mòn.

B. Đỏ như một cánh bướm, bay phấp phới trên lối mòn.

C. Vàng như một cánh bướm, bay phấp phới trên lối mòn.

D. Hồng như một cánh bướm, bay phấp phới trên lối mòn.

Câu 4: Nhân vật trong bài đọc Chiều dưới chân núi ngửi thấy mùi gì?

A. Mùi nhựa thông rất thơm.

B. Mùi hoa rừng thơm ngát.

C. Mùi đất.

D. Mùi của thảo mộc trong rừng.

Câu 5: Người mẹ trong bài đọc Chiều dưới chân núi nhớ lại kí ức tuổi thơ nào?

A. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về với bó hoa rừng trên tay.

B. Mỗi ngày đều lên rừng chơi.

C. Mỗi ngày khi mặt trời lặn đều đi từ trên núi về nhà với bó củi trên vai.

D. Mỗi ngày đều lên rừng ngắm hoàng hôn.

Câu 6: Ngôi nhà của người mẹ trong bài đọc Chiều dưới chân núi được miêu tả như thể nào?

A. Ở dưới chân núi, mái ngói xanh thẫm lẫn giữa những tán cây.

B. Ở dưới chân núi, mái ngói vàng thẫm lẫn giữa những tán cây.

C. Ở dưới chân núi, mái ngói đỏ thẫm lẫn giữa những tán cây.

D. Ở dưới chân núi, mái ngói nâu thẫm lẫn giữa những tán cây.

Câu 7: Dấu hiệu nào để nhân vật nhận ra “mẹ đã từ vườn về và bà mới nhóm bếp để nấu cơm”?

A. Mặt trời khuất sau ngọn núi.

B. Một ngọn khói vơ vẩn bay lên từ căn bếp nhỏ.

C. Những bác nông dân từ cánh đồng đang trở về nhà.

D. Tiếng bà và mẹ nói chuyện.

Câu 8: Khi ngồi xuống, ba người đã nhìn thấy điều gì?

A. Một con bọ cánh cứng màu xanh óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.

B. Một con bọ cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên một bãi đất trống.

C. Một con bọ cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên chiếc lá to mới rụng.

D. Một con bọ cánh cam màu đỏ óng ánh đang bò rất chậm chạp trên môt cành cây khô.

Câu 9: Người mẹ đã kể cho các con nghe điều gì?

A. Kí ức sống động trong tâm trí mình.

B. Câu chuyện đi rừng.

C. Những bí mật của khu rừng.

D. Những điều kì bí đã từng bắt gặp ở khu rừng.

Câu 10: Thung lũng nơi người mẹ sống có đặc điểm gì?

A. Nhộn nhịp, sôi động, hiện đại.

B. Lạc hậu, nghèo nàn, khó khăn.

C. Không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu.

D. Giàu có, tấp nập, đông đúc.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải kí ức mà người mẹ đã kể cho các con nghe?

A. Cách mẹ đi học khi trường ở rất xa.

B. Cách mẹ trở về nhà từ những cánh rừng mênh mông, bất tận.

C. Những thức ăn mẹ đã ăn để khôn lớn, trưởng thành.

D. Tình bạn đẹp của mẹ thời học sinh.

Câu 2: Khung cảnh khi mẹ kể chuyện cho các con nghe được miêu tả như thế nào?

A. Mặt trời với thứ ánh sáng lộng lẫy cuối ngày.

B. Những tán lá màu xanh biếc.

C. Mặt trời khi ngày mới bắt đầu tỏa ra thứ ánh sáng lộng lẫy, những tán lá có màu xanh lam vô cùng độc đáo.

D. Mặt trời cuối ngày chiếu ra thứ ánh sáng lộng lẫy, những tán lá có màu xanh biếc tràn đầy sức sống của những tán lá.

Câu 3:  Người mẹ và các con đang nhìn ngắm điều gì?

A. Những tán cây xanh biếc.

B. Hoàng hôn.

C. Lũ côn trùng đang tìm đường về.

D. Những bông hoa rừng.

Câu 4: Cuộc sống trong quá khứ của người mẹ như thế nào?

A. Khó khăn, thiếu thốn nhưng bình yên.

B. Giàu có, sung sướng.

C. Chiến tranh, xung đột.

D. Nhiều tổn thương, mất mát.

Câu 5: Đâu là một phẩm chất đáng quý của người mẹ trong câu chuyện?

A. Yếu đuối, dễ bỏ cuộc.

B. Lạc quan.

C. Có nghị lực sống, yêu thiên nhiên, yêu mến cuộc đời.

D. Tiêu cực, dễ chán nản.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Vì sao các nhân vật trong câu chuyện lại cảm thấy “yêu mến cuộc sống”?

A. Vì cuộc sống của ba mẹ con rất đầy đủ, ấm êm.

B. Vì cuộc sống thật tươi đẹp và bình yên cho dù có nhưng phút giây khó khăn, thiếu thốn.

C. Vì có những cảnh sắc đẹp lộng lẫy.

D. Vì cuộc sống chứa đầy những điều bất ngờ.

Câu 2: Vì sao người mẹ kể cho các con nghe kí ức sống động trong tâm trí mình?

A. Vì mẹ muốn các con hiểu hơn về câu chuyện trong quá khứ của mình.

B. Vì mẹ muốn truyền tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan, vượt qua khó khăn cho các con.

C. Vì mẹ không muốn các con cũng có quá khứ khó khăn, thiếu thốn như mình.

D. Vì mẹ muốn các con trân trọng hiện tại.

Câu 3: Những câu hỏi của Nhi thể hiện tính cách nào của cô bé?

A. Ngây thơ, tò mò.

B. Sâu sắc, gợi suy ngẫm.

C. Hiếu thắng, bướng bỉnh.

D. Nhút nhát, kiệm lời.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Em rút ra được thông điệp gì từ câu chuyện Chiều dưới chân núi?

A. Sự trân trọng hiện tại, sự lạc quan, yêu đời.

B. Sự tò mò, ngây thơ của trẻ thơ.

C. Sự yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên.

D. Sự gắn kết của những thành viên trong gia đình bằng tình yêu thương, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp cùng tình yêu cuộc sống.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay